Sự hi sinh âm thầm của giáo viên vùng cao để những con chữ được nảy mầm, sinh sôi... thật đáng trân quý.
Cô giáo vùng cao quanh năm chèo bè đến lớp
Tháng 10.2021, Báo Lao Động có loạt bài "Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường". Đó là điểm bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - nơi không điện, không đường và mỗi ngày giáo viên phải chèo bè qua suối để đến lớp.
Hôm nào cũng vậy, cô giáo Ly Thị Cộng có mặt tại điểm trường trung tâm trước 6h sáng, nhận thực phẩm nấu bữa trưa cho học sinh, sau đó tự chèo bè qua suối. Do không có đường, không có cầu nên mỗi ngày, cô giáo vùng cao đều phải đi qua suối đến lớp, kể cả những ngày mưa lũ.
Sau 1 năm gắn bó với bản Vàng Lếch, nhóm 2, cô giáo Ly Thị Cộng cũng đã được chuyển về 1 điểm bản ít khó khăn hơn nhưng cây cầu mơ ước của bao thế hệ giáo viên nơi đây vẫn chưa được xây dựng. Con đường từ trường đến bản, từ bản về trường vẫn bập bềnh theo dòng nước suối...
Trước thềm năm học mới 2023 - 2024, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, cô giáo Ly Thị Cộng cho biết, năm học này cô đã được chuyển về phụ trách điểm bản Huổi Đáp, cách điểm trường trung tâm khoảng 4km đường đất, trời mưa đi lại cũng rất khó khăn nhưng không còn phải chèo bè qua suối mỗi ngày.
"Năm nay có thể điểm trường tại bản Vàng Lếch, nhóm 2 sẽ không được duy trì nữa vì chỉ có 8 em nhỏ, không đủ để duy trì lớp. Do vậy, nhà trường sẽ họp để thống nhất với các phụ huynh, nếu cho trẻ đến lớp thì bố mẹ, anh chị phải trực tiếp đưa đi chứ không để các cháu tự đi bè qua suối, sẽ rất nguy hiểm" - cô Cộng chia sẻ.
Gửi lại con thơ lên núi nuôi học trò nghèo
Tháng 11.2021, Báo Lao Động có loạt bài "Cô giáo mầm non gửi lại con thơ lên núi nuôi học trò nghèo". Theo đó, cô giáo Lò Thị Tươi có con nhỏ chưa tròn 18 tháng nhưng đã quyết định để chồng chăm sóc con và lên núi nuôi dạy trẻ em nghèo...
Trước đó, đầu năm học 2021-2022 cô giáo Lò Thị Tươi (SN 1995), giáo viên của Trường Mầm non xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, được giao phụ trách điểm bản Huổi Tre để nuôi dạy 23 em nhỏ. Đây là một điểm bản trên núi cao có 46 hộ dân đều thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn.
Do chưa có đường, chưa có điện, các hộ dân ở bản Huổi Tre lại sinh sống thành 2 nhóm. Trong khi điểm trường đặt ở nhóm 1 nên các em ở nhóm 2 phải đi bộ mất hơn 2 tiếng mới đến được lớp học.
Vì vậy, nhà trường đã phải vận động gia đình các em ở nhóm 2 cho con đến lớp rồi để lại cho cô giáo nuôi và cuối tuần bố mẹ đến đón về để đảm bảo sự chuyên cần cho các em. Điều đó đồng nghĩa với việc cô giáo cũng phải ở lại điểm bản để nuôi những học trò nghèo.
Điểm trường Huổi Tre cách Trường Mầm non Pa Tần khoảng 28km đường núi trơn trượt nên đi bằng xe máy phải mất hơn 2 tiếng.
Khi nhận nhiệm vụ tại điểm trường này, con nhỏ mới được 18 tháng tuổi, cô đã quyết định gửi con về nhà cách gần 40km để toàn tâm chăm sóc những trẻ em nghèo.
Sau hơn 1 năm gắn bó với điểm trường khó khăn, đến năm 2022, cô giáo Lò Thị Tươi đã được chuyển về công tác ở gần nhà (xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ) để bù lại những tháng ngày hi sinh của cả gia đình nhỏ.
Dù không còn phụ trách điểm bản khó khăn, thế nhưng là người đã trải qua những tháng ngày phải xa gia đình, xa con nhỏ nên cô giáo Lò Thị Tươi đặc biệt trân trọng và ngưỡng mộ người "kế nhiệm" mình, phụ trách điểm bản Huổi Tre.
Đó là cô giáo Lường Thị Thanh - sau khi gắn bó 1 năm với điểm bản khó khăn này, cô giáo Thanh lại tình nguyện xin ở thêm 1 năm nữa để nhường những cơ hội tốt hơn cho đồng nghiệp.
Thêm một cô giáo vùng cao gửi lại con thơ
Đầu năm học 2022 - 2023, cô giáo Lường Thị Thanh - giáo viên Trường Mầm non xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ được phân công nhận nhiệm vụ tại điểm bản Huổi Tre khi con nhỏ vừa tròn 1 tuổi.
Vì để toàn tâm với công việc, cô giáo Lường Thị Thanh đã gửi lại con thơ cho ông bà 2 bên nội, ngoại (xã Thanh An, huyện Điện Biên) thay nhau chăm sóc. Do nhà cách điểm dạy học hơn 150km nên có khi 2 tháng cô mới về thăm con được 1 lần.
Nói về lý do tiếp tục xin ở lại sau khi hoàn thành 1 năm gắn bó với điểm trường khó khăn, cô Thanh cho biết, do mình đã quen với các em nhỏ ở đây và được đồng bào địa phương yêu mến nên họ vẫn mong muốn cô tiếp tục ở lại.
"Ban đầu nhận nhiệm vụ em cũng gặp rất nhiều khó khăn, sau đó mới quen dần. Do vậy em quyết định xin ở lại thêm 1 năm vì nếu em về thì đồng nghiệp khác sẽ phải lên, trong khi trường em cũng còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn" - cô Thanh chia sẻ.
Những người tìm cách “kích động bất ổn” ở Iran bị bắt có liên quan đến các nhóm chống Hồi giáo, Tổ chức Mujahedin-e Khalq chống Iran cũng như các điệp viên của Pháp.
Phòng cảnh sát môi trường phối hợp Công an tỉnh Bình Dương phát hiện kho khí cười 21 tấn chuẩn bị tuồn vào quán bar, vũ trường...
Bình Dương - Liên quan vụ trường học tổ chức kiểm tra môn Toán học kỳ 2 sai ngày khiến 20.000 học sinh phải thi lại, Sở Giáo dục và Đào...
Chiều 2-6, nhiều thí sinh rời phòng thi trong tâm trạng khá thoải mái sau khi kết thúc 2 môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Đà Nẵng.
Thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên tại Hệ thống giáo dục FPT - dự đoán, điểm chuẩn đại học khối B00 (Lý, Hoá, Sinh) năm nay sẽ tăng.
Những ngày qua người dân tại nhiều địa phương được vận động đi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 lại phải lăn tay, chụp ảnh.
Kết thúc môn thi Toán, kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhiều thí sinh rạng rỡ rời phòng thi, tự tin 'ẵm'...
Hiện nay, ngành Quản trị nhân lực thuộc top những ngành có số lượng lớn thí sinh đăng kí tham gia xét tuyển. Dưới đây là thông tin học phí...
TP HCM- Thí sinh thi lớp 10 mất 25-50% điểm mỗi bài nếu bị khiển trách, bị cho 0 điểm khi chép bài từ tài liệu hoặc có chữ viết của hai người trong một bài.