Gánh nặng của ‘bảo mẫu’ không lương

11:00 02/03/2025

Ở nhiều quốc gia châu Á, những người bà đang gánh vác phần lớn trách nhiệm chăm sóc trẻ nhỏ, giúp các bậc cha mẹ yên tâm làm việc. Tuy nhiên, vai trò này đặt ra thách thức lớn khi phụ nữ lớn tuổi buộc phải hy sinh thời gian nghỉ hưu, thậm chí rời bỏ công việc để trông cháu.

Gánh nặng của ‘bảo mẫu’ không lương
Bà đến đón cháu sau giờ học ở trường mẫu giáo tại Ulaanbaatar, Mông Cổ. (Nguồn: Nikkei Asia)

Lựa chọn khó thay thế

Mỗi sáng trong tuần, bà Munkhtsetseg Sanjaasuren (66 tuổi, người Mông Cổ), một giáo viên trung học đã nghỉ hưu, mở cửa đón cháu trai sáu tuổi, Sod-Undrakh, đến nhà. Bà kèm cặp cháu học, chuẩn bị bữa trưa và đưa cậu bé đến trường.

Sau nhiều năm nuôi dạy bốn người con và làm công việc giảng dạy, bà Munkhtsetseg từng nghĩ mình sẽ được nghỉ ngơi, thế nhưng, một “công việc” mới lại tìm đến: chăm sóc cháu. Cậu bé Sod-Undrakh là đứa cháu thứ tư mà bà trông nom kể từ khi nghỉ hưu vào năm 2013. Do tuổi tác, bà đành từ chối chăm sóc thêm cháu sơ sinh - con một người con khác.

Không chỉ riêng bà Munkhtsetseg, hai người chị và nhiều bạn bè của bà cũng tất bật trông cháu giúp các con, biến việc chăm sóc thế hệ sau trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày.

Ở nhiều quốc gia châu Á, vai trò của các bà trong việc nuôi dạy cháu ngày càng trở nên quan trọng, chiếm tỷ lệ đáng kể so với những người cùng lứa tuổi ở các khu vực khác. Theo Nikkei Asia, tại Trung Quốc, hàng triệu lao động rời quê kiếm sống, để lại con cái cho ông bà chăm sóc và chỉ có thể đoàn tụ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Phó Giáo sư xã hội học Premchand Dommaraju tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho rằng, các bậc phụ huynh thường tin tưởng giao con cho mẹ ruột chăm sóc vì không ai có thể thay thế sự tận tâm của ông bà. Ngoài ra, chi phí gửi trẻ cao và chất lượng dịch vụ tư nhân chưa bảo đảm cũng là lý do khiến nhiều gia đình lựa chọn phương án này.

Tại Việt Nam, hình ảnh ông bà đưa đón cháu đi học, dẫn cháu đi chơi hay chăm sóc trẻ nhỏ để bố mẹ yên tâm đi làm không còn xa lạ. Ông bà, đặc biệt các bà, là chỗ dựa quan trọng cho các cặp vợ chồng, nhất là những người mẹ đang loay hoay cân bằng giữa công việc và chăm con.

Các cuộc khảo sát do ông Sun Yi, trợ lý giáo sư tại Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) thực hiện cho thấy phần lớn bậc cha mẹ ở Nhật Bản và Trung Quốc đều bày tỏ sự tin tưởng cao đối với bà trong việc chăm sóc con cái.

Không chỉ mang lại lợi ích cho con cháu, công việc không lương này còn tác động tích cực đến người lớn tuổi. Theo nghiên cứu của TS. Soohyun Kim tại Trường Y tế công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia (Mỹ), việc chăm sóc cháu giúp người già giảm nguy cơ trầm cảm, cải thiện sức khỏe, khả năng vận động và mang lại niềm vui trong cuộc sống.

Tháo gỡ rào cản

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Mông Cổ cần nhiều phụ nữ, đặc biệt là các bà, tham gia vào lực lượng lao động. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ của Mông Cổ tăng thêm 10 điểm phần trăm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm của nước này có thể tăng thêm 0,5 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dịch vụ chăm sóc trẻ em đang là rào cản lớn đối với lao động nữ ở Mông Cổ. Nhiều người mẹ buộc phải nghỉ việc toàn thời gian để chăm con, trong khi không ít người bà phải nghỉ hưu sớm để trông cháu, làm giảm đáng kể nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động. Theo tính toán của chuyên gia Elizabeth M. King tại Viện Brookings (Mỹ), gánh nặng chăm sóc trẻ không được trả lương ở Mông Cổ có thể tăng lên 1,7 triệu giờ mỗi ngày vào năm 2030, tương đương với 15,4% lực lượng lao động toàn thời gian tiềm năng.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự thiếu hụt các dịch vụ trông giữ trẻ cả trong khu vực công lẫn tư nhân. Khi vai trò của nhà nước bị thu hẹp và tỷ lệ sinh giảm, nhiều trường mẫu giáo buộc phải đóng cửa, khiến nhu cầu gửi trẻ ngày càng khó khăn. Theo nhà kinh tế Elena Nikolova từ Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu, tính đến năm 2016, chỉ khoảng một phần ba trẻ em Mông Cổ dưới sáu tuổi được ghi danh vào nhà trẻ. Dù chính phủ đã đầu tư mở rộng dịch vụ chăm sóc trẻ, tỷ lệ này vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trên 90% tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến kêu gọi ghi nhận và động viên những đóng góp thầm lặng của phụ nữ trong việc nuôi dạy thế hệ tương lai. Theo cô Zolzaya Batkhuyag, Giám đốc tổ chức Women for Change Mongolia, bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là phải công nhận giá trị to lớn mà các bà mang lại cho xã hội và nền kinh tế.

Trong bối cảnh phụ nữ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động, nhưng ở nhiều nơi, đặc biệt là các quốc gia châu Á, trách nhiệm sinh con và chăm sóc gia đình lại trở thành rào cản khiến nhiều người phải từ bỏ sự nghiệp hoặc thậm chí lựa chọn không sinh con. Để thu hút và tận dụng tối đa nguồn nhân lực nữ, các nước cần có chính sách hỗ trợ thiết thực, giúp phụ nữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, qua đó đóng góp hiệu quả hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể bạn quan tâm
Trên 100 đơn vị máu được hiến tặng tình nguyện

Trên 100 đơn vị máu được hiến tặng tình nguyện

22:45 18/03/2025

Vĩnh Long - Trên 250 công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Trà Ôn tham gia hiến máu tình nguyện cung cấp nguồn máu cho bệnh...

Những điều khó hiểu ở văn bằng thạc sĩ của Hoa hậu Thùy Tiên

Những điều khó hiểu ở văn bằng thạc sĩ của Hoa hậu Thùy Tiên

18:45 18/03/2025

Cộng đồng mạng đang nghi vấn về văn bằng thạc sĩ hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa nhận vào tháng 1-2025.

Ngành đóng tàu trước “miếng bánh” toa xe đường sắt trị giá hàng chục tỷ USD

Ngành đóng tàu trước “miếng bánh” toa xe đường sắt trị giá hàng chục tỷ USD

16:45 18/03/2025

Với hệ thống nhà xưởng, và dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại, ngành đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội, dư địa tham gia “miếng bánh” đóng toa xe đường sắt.

Bao biện của bác sĩ phi tang thi thể người tình

Bao biện của bác sĩ phi tang thi thể người tình

16:45 18/03/2025

Trước khi bị tuyên án tử hình về hành vi giết người tình phi tang xác, cướp tài sản... cựu bác sĩ Danh Sơn khóc, nói gây án 'vì muốn bảo vệ vợ con'.

Luôn xem học tập suốt đời là chìa khóa để bắt kịp xu thế

Luôn xem học tập suốt đời là chìa khóa để bắt kịp xu thế

13:00 18/03/2025

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, đất nước chuyển mình, đòi hỏi cán bộ đảng viên, đoàn viên công đoàn cần phải học hỏi nhiều hơn để...

Danh sách các điểm đăng ký, cấp biển số xe ở Hà Nội

Danh sách các điểm đăng ký, cấp biển số xe ở Hà Nội

08:00 18/03/2025

Ngày 4/3, Công an TP Hà Nội thông báo phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số xe ô tô, mô tô, xe máy chuyên dùng trên địa bàn thành phố. Trong đó, công an xã thuộc 17 huyện và thị xã Sơn Tây tiếp nhận đăng ký, cấp biển số xe ô tô, mô tô, xe máy chuyên dùng cho tổ chức, cá nhân có trụ sở, cư trú tại địa bàn. Đối với 17 huyện và 1 thị xã: Công an xã thuộc 17 huyện (Sóc Sơn, Đông Anh, Chương Mỹ, Ba Vì, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Mê...

Nam Định kiểm tra phản ánh Thanh Bình An Lạc Viên bán hũ tro cốt giá 'cắt cổ'

Nam Định kiểm tra phản ánh Thanh Bình An Lạc Viên bán hũ tro cốt giá 'cắt cổ'

08:00 18/03/2025

Chính quyền Nam Định họp các ngành chức năng và trực tiếp kiểm tra phản ánh về việc công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên bán quách hoặc hũ tro cốt giá 'cắt cổ'.

Thủ tướng Cộng hòa Kyrgyzstan đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Cộng hòa Kyrgyzstan đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

08:00 18/03/2025

Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Kyrgyzstan đến Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

TP.HCM lập đoàn kiểm tra xử lý người lang thang xin ăn, chèo kéo du khách

TP.HCM lập đoàn kiểm tra xử lý người lang thang xin ăn, chèo kéo du khách

08:00 18/03/2025

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Công an TP, các sở ngành, quận huyện, lực lượng Thanh niên xung phong TP về tăng cường xử lý người lang thang, xin ăn, bán hàng rong, chặt chém, chèo kéo du khách trên địa bàn TP.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới