Báo cáo của UNICEF công bố ngày 21/10 cho biết gần 20% tổng số 8.552 trường học tại Ethiopia đã bị hư hại một phần hoặc nghiêm trọng do ảnh hưởng của các thảm họa thiên nhiên và do con người gây ra.
Báo cáo cập nhật của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố hôm 21/10 cho biết gần 7,6 triệu trẻ em ở Ethiopia đã phải nghỉ học do ảnh hưởng của các thảm họa thiên nhiên và do con người gây ra.
Cụ thể, tổng cộng 8.552 trường học trên cả nước, tức gần 20% tổng số trường học tại đất nước này, đã bị hư hại một phần hoặc nghiêm trọng.
UNICEF cảnh báo rằng trẻ em nghỉ học càng lâu thì khả năng quay lại học tập càng giảm đi.
Các cuộc xung đột đang diễn ra ở Amhara, Oromia và các khu vực khác thuộc quốc gia vùng Sừng châu Phi này đã làm tăng đáng kể tỷ lệ trẻ em không được đến trường.
Cơ quan của Liên hợp quốc lưu ý thêm rằng giáo dục tiếp tục là một trong những mảng thiếu ngân sách nhất, với nguồn quỹ hiện tại chỉ có khả năng đáp ứng 22%, tức chỉ mang lại lợi ích cho 851.000 trẻ em, so với mục tiêu viện trợ nhân đạo cho 3,8 triệu trẻ em Ethiopia trong lĩnh vực này.
Mặc dù vậy, UNICEF đã cố gắng phân phát tài liệu dạy và học cho 357.948 trẻ em và tổ chức các chiến dịch tựu trường ở tất cả các khu vực, bao gồm cả Amhara và Tigray, nơi khả năng tiếp cận việc học ở trường của trẻ em đã bị ảnh hưởng nhiều do xung đột.
Cũng liên quan đến Ethiopia, chính quyền Khu vực Gambella nằm ở phía Tây của nước này mới đây cho biết hơn 8.500 người đã vào Ethiopia để chạy trốn khỏi cuộc xung đột ở nước láng giềng Nam Sudan.
Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Ban Thư ký Báo chí Chính quyền Khu vực Gambella, hơn 200 địa điểm lưu trú tạm thời dành cho những người tị nạn Nam Sudan đã được xây dựng ở vùng Gambella, cùng với kế hoạch bổ sung 500 điểm khác trong những ngày tới. Phần lớn người tị nạn từ Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Trong những tháng gần đây, khu hành chính Greater Pibor ở phía Đông của Nam Sudan, giáp biên giới Ethiopia, tình trạng bạo lực gia tăng giữa các cộng đồng, đặc biệt là giữa các bộ lạc Murle, Dinka và Nuer. Bạo lực thường liên quan đến cướp bóc gia súc, giết người để trả thù và bắt cóc phụ nữ và trẻ em./.
'Dám đấu tranh' dường như đã trở thành khẩu hiệu mới của Bắc Kinh, thay cho chủ trương lâu dài 'ẩn mình chờ thời' có từ thời nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Ít nhất 37 người chết và 212 người bị thương trong vụ đánh bom và xả súng ngay tại bãi biển nổi tiếng ở thủ đô Mogadishu (Somalia) tối 2-8.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm và tặng quà cho hàng trăm gia đình chính sách, hộ gia đình, công nhân lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Bến Tre nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều động một chiến đấu cơ xuất kích sau khi phát hiện một máy bay không người lái (drone) của Trung Quốc bay gần Đài Loan ngày 2-5.
Một tổ chức tin tặc của Triều Tiên đã thực hiện tấn công mạng, đánh cắp nhiều dữ liệu quốc phòng quan trọng của Hàn Quốc, cùng một số tiền và gửi về Triều Tiên.
Do nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc, cộng theo các dòng chảy văn hóa, di cư, vùng Tây Nguyên có đầy đủ các dân tộc, tôn giáo mà không vùng nào trên cả nước có được.
Ngày 27-7, Ukraine tố Nga không kích trong đêm vào cảng ở Odessa. Trong khi đó Nga tuyên bố đẩy lùi thêm các nhóm tấn công của Ukraine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng cài cắm quy định lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hoặc tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực...
Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông rất cảm kích trước việc Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy xác nhận việc sẽ gửi máy bay F-16.