Gần 400 loài động thực vật mới ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đối mặt nguy cơ tuyệt chủng do con người.
Theo Đài CNN, một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu quốc tế đã làm việc tại Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam trong hai năm (2021-2022) và khám phá ra 400 loài động thực vật mới.
Theo báo cáo của WWF, các nhà khoa học đã phát hiện mới tổng cộng 290 loài thực vật, 19 loài cá, 24 loài lưỡng cư, 46 loài bò sát và một loài động vật có vú ở khu vực này.
Nhà nghiên cứu K. Yoganand, trưởng nhóm động vật hoang dã lưu vực Mekong của WWF, cho biết: “Những loài đáng chú ý này có thể là loài động thực vật mới đối với khoa học, nhưng chúng đã tồn tại và phát triển ở lưu vực sông Mekong trong hàng triệu năm. Điều này nhắc nhở rằng chúng đã ở đó rất lâu trước khi loài người chúng ta chuyển đến sống ở khu vực này".
Những khám phá mới nhấn mạnh sự đa dạng sinh học phong phú của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, nơi sinh sống của hơn 300 triệu người, bao gồm Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên, phát hiện này cũng làm nổi bật các mối đe dọa đang gia tăng đối với động vật hoang dã do thói quen lấn chiếm môi trường tự nhiên của con người gây ra.
GS.TS Nguyễn Quảng Trường, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam - người đã viết lời tựa cho báo cáo phát hiện của WWF - cho biết: "Sự đa dạng sinh học ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng phải đối mặt với những áp lực to lớn từ phát triển kinh tế và gia tăng dân số. Tình trạng này dẫn đến nạn phá rừng, ô nhiễm và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên".
Ông Mark Wright, giám đốc khoa học của WWF-UK, nhấn mạnh báo cáo này cho chúng ta biết về “sự đa dạng và sáng tạo phi thường của tự nhiên”. Đồng thời, báo cáo cũng là “lời nhắc nhở kịp thời về mối nguy hiểm cực độ mà rất nhiều loài động thực vật và môi trường sống này phải đối mặt".
Ông nói nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật ở đây đang hiển hiện nếu không có hành động khẩn cấp bảo vệ chúng.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực.
3 cá thể gấu ngựa do người dân ở Hà Nội tự nguyện chuyển giao vì mục đích nhân đạo vừa được cơ quan chức năng tiếp nhận, cứu hộ, chuyển đến chăm sóc tại khu nhà gấu thuộc Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế).
Các nhà khảo cổ học tìm cách phục dựng gương mặt của một người phụ nữ trẻ tuổi bị nghi là ma cà rồng khi chôn cất cách đây 400 năm.
Tờ China Daily cho biết, độ tuổi trung bình của phi hành đoàn lần này là 38, thấp hơn 4 tuổi so với nhóm phi hành gia của tàu Thần Châu 16. Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái của Trung Quốc, tuổi trung bình của 3 phi hành gia lần này là trẻ nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu sứ mệnh xây dựng trạm vũ trụ. Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch đưa các nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng trước khi thập niên hiện nay kết thúc. Bắc Kinh đặt ra mục tiêu này...
Một tài xế bị cáo buộc say rượu lái xe đã tìm cách trốn tội, khi đổ lỗi cho con chó của mình mới là “người” ngồi đằng sau vô lăng.
TP - 13 năm nay, bác sĩ thú y Phan Đắc Mậu Đại rong ruổi khắp các buôn làng, đoàn xiếc, cơ sở nuôi nhốt thú để thuyết phục các tổ chức, cá nhân chuyển giao, bán lại các cá thể thú về chăm sóc, bảo tồn.
Các nhà khảo cổ học ở Đức đã khai quật được một thanh kiếm samurai Nhật Bản quý hiếm từ thế kỷ 17 trong đống đổ nát của một căn hầm bị phá hủy tại Đức trong Thế chiến II.
Trăn cầu vồng Brazil 13 tuổi sinh con sau gần một thập kỷ bị nhầm là con đực và sống một mình trong điều kiện nuôi nhốt.
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến con cua biển có màu cam còn sống được bắt lên từ vuông nuôi của một người dân tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.