95 người vẫn mất tích sau khi những kẻ khủng bố xả súng vào đám đông và phóng hỏa đốt cháy nhà hát Crocus City Hall, khiến công trình bị sập.
Giới chức Nga hôm nay thông báo 140 người đã thiệt mạng và 360 người bị thương trong vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở phía tây thủ đô Moskva cuối tuần qua.
Baza, trang tin có liên hệ mật thiết với cơ quan an ninh và hành pháp Nga, cho biết thêm 95 người xuất hiện trong danh sách mất tích do các cơ quan khẩn cấp tổng hợp, dựa trên thông tin từ người thân của họ.
"Danh sách này bao gồm những người mà thân nhân không thể liên lạc được kể từ khi vụ khủng bố xảy ra. Họ không có tên trong danh sách người tử vong và bị thương", Baza cho hay. "Một số người chết hiện chưa được xác định danh tính".
Các nhà điều tra nói 4 nghi phạm đã sử dụng súng AK để tấn công, khi 6.200 người có mặt trong khán phòng chuẩn bị xem biểu diễn. Hơn 500 vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường.
Baza cuối tuần qua dẫn nguồn tin từ cơ quan ứng phó khẩn cấp nói hơn 200 người có thể vẫn mắc kẹt trong nhà hát trước khi mái nhà sụp xuống do bị các nghi phạm tưới xăng phóng hỏa. Rất nhiều lời kêu gọi giúp tìm kiếm nạn nhân xuất hiện trên mạng xã hội Nga.
"Có ai trong danh sách tên là Igor Valentinovich Klimenchenko không? Ai đó có thể đăng danh sách nạn nhân được không?", một người viết trên Telegram ngày 23/3. Klimenchenko không có trong danh sách người thiệt mạng do Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga công bố.
Một người khác cho biết chú của mình làm việc cách nhà hát không xa và không thể liên lạc với ông từ khi vụ tấn công xảy ra.
Một phụ nữ ở vùng Bryansk, tây nam nước Nga, vẫn tìm kiếm con trai mình, Dmitry Bashlykov. Anh là giáo viên ở Moskva và đến nhà hát cùng bạn vào đêm xảy ra vụ khủng bố. Người bạn đã thoát được ra ngoài, nhưng Bashlykov mất tích và không có tên trong danh sách người chết, bị thương của Bộ Tình trạng Khẩn cấp.
Một số người mất tích được xác nhận đã chết, như Arseny, 15 tuổi, đến xem biểu diễn cùng mẹ, Irina Vedeneeva. Cả hai mẹ con đều nằm trong danh sách nạn nhân tử vong.
Giới chức Nga đã bắt tổng cộng 11 nghi phạm liên quan đến vụ tấn công, trong đó 7 người được xác định là công dân Tajikistan. Một người đàn ông gốc Kyrgyzstan ngày 26/3 cũng bị tạm giam chờ xét xử với cáo buộc cung cấp chỗ ở cho các nghi phạm Tajikistan.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tuyên bố nhận trách nhiệm vụ thảm sát. Giới chức Mỹ cũng cho biết có thông tin tình báo cho thấy nhánh IS ở Afghanistan đứng sau vụ tấn công.
Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận những kẻ Hồi giáo cực đoan đã tấn công nhà hát, song lưu ý Ukraine có thể đóng vai trò trong đó. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 27/3 cho hay "cực kỳ khó tin" khi IS có thể thực hiện vụ tấn công như vậy, đồng thời cáo buộc phương Tây "vội vã quy trách nhiệm cho IS" để chuyển hướng chú ý khỏi Ukraine.
Ukraine nhiều lần bác bỏ thông tin nước này liên quan đến vụ xả súng tại nhà hát Crocus, cho rằng Moskva đang cố gắng đổ lỗi cho Kiev.
Huyền Lê (Theo Reuters)
Nga nói máy bay P-8 Poseidon của Mỹ 'áp sát nguy hiểm' tiêm kích Su-35 nước này ở vùng biển ngoài khơi Syria, nơi lực lượng quân sự hai nước hiện diện.
Thủ lĩnh tối cao Taliban Hibatullah Akhundzada tuyên bố lực lượng này sẽ đánh roi ở nơi công cộng hoặc ném đá đến chết với các phụ nữ ngoại tình.
Đòn không kích của Mỹ đã phá hủy hoặc làm hư hại 84 mục tiêu tại Iraq và Syria, nhưng dường như không gây thương vong cho lực lượng Iran.
Ngày 2/8, Chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ Mỹ thông báo, Phó Tổng thống Kamala Harris đã chính thức nhận đủ số phiếu cần thiết để trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng này.
Nhóm phản kháng trên bán đảo Crimea, hoạt động hơn một năm qua, có thể đã giữ vai trò quan trọng trong những vụ tập kích của Ukraine.
Quân đội Nga thông báo chặn đòn tập kích bằng 16 UAV và xuồng tự sát của Ukraine nhằm vào bán đảo crimea.
Với nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường, những năm tháng đảm nhiệm cương vị Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản là hành trình khó quên nhất trong suốt sự nghiệp ngoại giao của ông.
Ngày 22/12, Mali đã triệu hồi Đại sứ tại Algiers theo ‘nguyên tắc có đi có lại’, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng châu Phi gia tăng.
Theo thông tin từ Yonhap, một vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra ngoài khơi đảo Jeju, Hàn Quốc, khi một tàu cá nhỏ chở một người Hàn Quốc và hai thuyền viên Indonesia bị chìm.