Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.
Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại 'cơm lành canh ngọt' |
Tây Ban Nha-Argentina cam kết tăng cường quan hệ sau căng thẳng. (Nguồn: Padel Magazine) |
Theo hãng thông tấn Anadolu, chính phủ Tây Ban Nha đã bổ nhiệm ông Joaquín María de Arístegui Laborde làm Đại sứ tại Argentina.
Tin liên quan |
Tây Ban Nha triệu hồi đại sứ tại Argentina, Buenos Aires gọi Tây Ban Nha triệu hồi đại sứ tại Argentina, Buenos Aires gọi 'anh em' với Madrid, khẳng định 'không có xung đột ngoại giao' |
Trong thông cáo chung đưa ra ngày 29/10, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha và Argentina cam kết sẽ tăng cường quan hệ giữa hai nước “để đạt đến mức độ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau tối đa về mặt chính trị và thể chế”.
Văn bản có đoạn: “Chúng ta là những dân tộc anh em, đoàn kết bởi các mối quan hệ xã hội và nhân văn sâu sắc. Ngôn ngữ và văn hóa chung cũng như những trao đổi kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng giữa chúng ta phải luôn đóng vai trò là kim chỉ nam trong quan hệ giữa hai nước".
Cả Tây Ban Nha và Argentina đều khẳng định, mối quan hệ giữa hai chính phủ phải phù hợp với mức độ quan hệ đoàn kết giữa người dân và xã hội của hai bên.
Thông cáo chung nêu rõ: "Với tư cách là đối tác ưu tiên, cả song phương và trong các khối Liên minh châu Âu (EU) và Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), chúng ta cần hợp tác cùng nhau để tăng cường trao đổi thương mại và đạt được thỏa thuận nhanh chóng và hiệu quả về một hiệp định thương mại tự do Mercosur-EU”.
Hồi tháng 5/2024, trong một hoạt động diễn ra tại Madrid do đảng cực hữu Vox tổ chức, Tổng thống Argentina Javier Milei đã có bình luận mà Tây Ban Nha cho là xúc phạm tới Phu nhân của Thủ tướng nước này Pedro Sánchez và sau đó từ chối xin lỗi.
Madrid đã tuyên bố rút Đại sứ để “bảo vệ phẩm giá và chủ quyền của các thể chế Tây Ban Nha”. Tuy nhiên, trong suốt 5 tháng căng thẳng ngoại giao giữa hai nước, Argentina không rút Đại sứ về nước.
Hãng ANP dẫn lời một quan chức địa phương cho biết, một số người đã bị bắt làm con tin trong một quán cà phê ở thị trấn Ede, miền Đông Hà Lan trong ngày 30/3.
Ngày 27/5, tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã diễn ra thượng đỉnh ba bên giữa Tổng thống nước này Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Bà Judith Suminwa Tuluka ngày 12/6 đã tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo, trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia châu Phi này.
Ít xuất hiện trước truyền thông để công kích màn tranh luận thất bại của ông Biden, ông Trump có thể cho rằng đây là lựa chọn hợp lý khi đảng Dân chủ chìm trong hỗn loạn.
Bà Claudia Sheinbaum sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mexico sau khi giành chiến thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử.
Trước khi đến Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 9-7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã công du đến Ukraine và Nga, Trung Quốc với thông điệp 'thúc đẩy hòa bình'.
Tờ Wall Street Journal đưa tin Lầu Năm Góc khẳng định máy bay không người lái (UAV) tấn công một tàu trên Biển Arab ngoài khơi Ấn Độ hôm 23/12 được phóng từ Iran.
Tình cảm của Đảng cộng sản Chile và Ngoại giao đoàn tại lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tôn vinh “sự nghiệp của Tổng Bí thư là hình mẫu của người cộng sản lỗi lạc”, “người bạn đích thực”, “người đã dành trọn cuộc đời phụng sự Tổ quốc”…
Các quan chức chính quyền ly khai Transnistria tổ chức hội nghị đặc biệt, thông qua nghị quyết kêu gọi Nga bảo vệ khu vực này trước áp lực từ Moldova.