Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Bỉ, đã kết thúc với việc nhất trí tăng chi tiêu quân sự và khắc phục những lỗ hổng về năng lực quân sự.
![]() |
Các nhà lãnh đạo EU tập trung tại Brussels, Bỉ, ngày 3/2 để thảo luận về quốc phòng châu Âu. (Nguồn: Facebook) |
Hội nghị, diễn ra hôm 3/2, có sự tham gia của Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte, Thủ tướng Anh Keir Starmer và các lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU.
Sự kiện được tổ chức giữa lúc căng thẳng địa chính trị leo thang cùng nhiều mối đe dọa: xung đột ở Ukraine và lo ngại Mỹ cắt giảm viện trợ, thái độ mập mờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump với NATO, bất ổn Trung Đông, vấn đề chủ quyền vùng lãnh thổ tự chủ Greenland của Đan Mạch mà Washington đang nhòm ngó.
Tin liên quan |
![]() |
Mặc dù hội nghị không nhằm đưa ra những nghị quyết cụ thể, song các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn kỳ vọng định hình lộ trình xây dựng nền quốc phòng ngày càng tự chủ.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa nhấn mạnh, đây là cơ hội để các quốc gia “tĩnh tâm”, tăng cường hợp tác và tập trung giải quyết 3 thách thức cốt lõi.
Vấn đề đầu tiên là nâng cao năng lực quốc phòng thông qua chiến lược phát triển công nghệ quân sự hiện đại và khả năng ứng phó độc lập với các mối đe dọa;
Thứ hai, EU cần tối ưu ngân sách quốc phòng bằng cách kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn lực tài chính công và vấn đề cuối cùng là củng cố quan hệ EU-NATO thông qua việc xác định rõ vai trò cũng như trách nhiệm của từng tổ chức trong công tác phòng thủ chung.
Nhằm đối phó với bối cảnh mới, các nước EU đang tìm cách xác định những ưu tiên chiến lược về quốc phòng, cũng như xem xét cơ chế tài trợ và mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là với Mỹ và Anh. Hội nghị lần này sẽ định hướng cho Ủy ban châu Âu xây dựng “Sách Trắng” về quốc phòng, dự kiến công bố vào tháng 3 tới.
Tại hội nghị, Tổng thư ký NATO đã thẳng thắn kêu gọi các nước châu Âu tăng cường đóng góp tài chính cho liên minh, phản ánh sức ép từ Washington, dù đề xuất của Tổng thống Trump là dành 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho ngân sách quốc phòng vẫn bị nhiều quốc gia xem là “phi thực tế”, trong bối cảnh chi tiêu quân sự của EU đã tăng 20% kể từ sau khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Bỉ Bart De Wever khẳng định nước này sẽ nỗ lực đạt được mục tiêu trong nhiệm kỳ hiện tại, trong khi NATO đang cân nhắc nâng mức cam kết này lên cao hơn.
Reuters đưa tin, sau hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu rằng: "Về cơ bản, châu Âu cần tăng cường quốc phòng. Để làm được điều đó, cơ sở công nghiệp quốc phòng của chúng ta phải được củng cố. Trong nhiều năm, chúng ta đã đầu tư không đủ vào lĩnh vực này. Do đó, việc tăng chi tiêu ở mức lớn là hết sức cấp thiết".
Dù thống nhất về mục tiêu, song cách thức triển khai vẫn là điểm gây tranh cãi. Một số quốc gia thành viên EU đề xuất phát hành trái phiếu chung để huy động 500 tỷ Euro cho quốc phòng trong thập niên tới, nhưng ý tưởng này bị Đức phản đối do lo ngại gánh nặng tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh các đảng cực hữu đang trỗi dậy trước thềm bầu cử.
Một vấn đề đáng chú ý cũng được đưa ra thảo luận tại hội nghị là nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và EU, sau khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, Canada và Trung Quốc, đồng thời đe dọa sẽ nhắm tới EU.
Trước tình hình này, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas đã lên tiếng cảnh báo, chính sách tăng thuế chỉ khiến Trung Quốc được hưởng lợi, đồng thời nhấn mạnh các bên cần hợp tác thay vì đối đầu. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định EU sẽ có biện pháp đáp trả nếu bị khiêu khích.
Dù thể hiện quyết tâm tăng cường tự chủ, song khối 27 quốc gia thành viên vẫn phải đối mặt với rào cản nội bộ: chia rẽ về tài chính, áp lực chính trị từ các đảng cực hữu, và sự phụ thuộc vào công nghệ quân sự Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Brussels là bước khởi đầu trong hành trình dài hướng tới mục tiêu “châu Âu quốc phòng”, nhưng con đường hiện thực hóa tham vọng này còn nhiều chông gai, nhất là khi thế giới bước vào kỷ nguyên đa cực đầy bất ổn.
Trong khi đó, phản ứng với quyết định tăng chi tiêu quốc phòng của EU nhằm "giải quyết mối đe dọa từ Nga", ngày 4/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: "Đó là một quyết định rất, rất thiển cận và nguy hại cho mỗi người châu Âu".
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, việc tăng chi tiêu quốc phòng sẽ đẩy nền kinh tế khối này rơi vào tình trạng tiền khủng hoảng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.
Nga thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa, cho phép binh sĩ ở Moskva trực tiếp lái drone cáp quang tại mặt trận Ukraine, cách họ gần 800 km.