EU còn lâu mới thoát được khí đốt Nga, ‘nước xa’ từ Mỹ và Qatar có cứu được ‘lửa gần’ đang bùng cháy ở châu Âu?

07:46 23/01/2025

Bất chấp căng thẳng liên quan xung đột ở Ukraine, lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng EU nhập khẩu từ Nga vẫn lên mức cao nhất mọi thời đại, trong khi các lô hàng từ Mỹ có giá bán cao hơn. EU đang xem xét áp đặt trừng phạt LNG của Nga.

khí đốt NGa. (Nguồn: EPA)

Các cơ sở lưu trữ của EU đang cạn kiệt với tốc độ kỷ lục sau khi đường ống dẫn khí đốt của Nga qua Ukraine ngừng hoạt động vào ngày 1/1/2025. (Nguồn: EPA)

Lượng khí đốt dự trữ của châu Âu đang cạn với tốc độ nhanh nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng năng lượng lên đến đỉnh điểm năm 2022 (sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine). Liệu lệnh cấm đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga có khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn không?

Nhu cầu LNG của châu Âu dự kiến ​​sẽ tăng mạnh vào năm 2025 vì nhiên liệu này tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng của lục địa già.

Nhóm phân tích Dịch vụ tình báo hàng hóa độc lập (ICIS) dự báo lượng LNG nhập khẩu vào châu Âu sẽ tăng 13% trong năm nay. Năm 2024, con số này đã giảm so với thời điểm năm 2022.

Ông Ed Cox, một nhà phân tích thị trường LNG toàn cầu của ICIS, nói: "Châu Âu hiện phụ thuộc nhiều hơn vào LNG nhập khẩu so với trước đây, do lượng khí đốt đường ống nhập khẩu từ Nga giảm. Điều đó có nghĩa là lục địa này gắn kết với các yếu tố cơ bản trong thị trường toàn cầu chặt chẽ hơn bao giờ hết".

Tuy nhiên, chuyên gia này tin rằng, mặc dù có một số lo ngại về khả năng tranh giành khí đốt và nguy cơ giá tăng vọt, tình hình vẫn "bị thổi phồng" và châu Âu sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu của mình. "EU sẽ nhập đủ LNG, nhưng điều đó có nghĩa là giá cả tại đây phải cao hơn để cạnh tranh với châu Á".

Châu Âu thâu tóm nguồn cung

Hiện nay, phần lớn sự tập trung đều đổ dồn vào năng lực lưu trữ khí đốt của EU. Thời tiết lạnh giá gần đây đã khiến mức lưu trữ giảm nhiều hơn so với hai mùa Đông trước đó vào cùng thời điểm trong năm.

Vương quốc Anh cũng lo ngại về điều này, khi nhà cung cấp khí đốt chính là Centrica cảnh báo vào ngày 10/1 vừa qua rằng - nguồn cung hiện "thấp đáng lo ngại".

Tin liên quan
Bất động sản: Không phải Hà Nội, đây mới là nơi có hiệu suất cho thuê chung cư cao nhất nước, thị trường TPHCM tăng trưởng dương trở lại
Bất động sản: Không phải Hà Nội, đây mới là nơi có hiệu suất cho thuê chung cư cao nhất nước, thị trường TPHCM tăng trưởng dương trở lại

Ba mùa lạnh giá gần đây, mức dự trữ khí đốt của EU cao bất thường do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung bởi xung đột ở Ukraine. Hiện nay, giá khí đốt cũng thấp hơn khoảng 90% so với lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022. Khi đó, giá nhiên liệu này cao hơn gần ba lần so với những năm trước chiến dịch quân sự của Moscow.

Chuyên gia Ed Cox cho biết, giá cả biến động và một trong những diễn biến đáng chú ý nhất xung quanh LNG trong những tuần gần đây là việc chuyển hướng thường xuyên nguồn cung của Mỹ giữa hành trình đến các thị trường châu Âu.

Khi các công ty năng lượng lớn như Shell, BP hoặc các nhà khai thác Trung Quốc mua LNG của Mỹ, họ không bắt buộc phải có điểm đến được xác định trước. Điều này có nghĩa là họ có thể bán cho người trả giá cao nhất, ngay cả khi hàng đã được vận chuyển.

Ông Cox cho biết: "Những công ty này luôn tìm kiếm các cơ hội trên khắp thế giới. Nếu họ thấy giá ở châu Âu tăng cao, nếu họ có thể tìm thấy người mua ở châu lục này trong thời gian ngắn, họ sẽ lập tức chuyển hướng hàng hóa đến đó. Và hiện nay, thị trường đang ghi nhận việc hàng hóa thay đổi hướng giữa Đại Tây Dương".

Theo dữ liệu từ công ty phân tích Kpler, từ ngày 8-14/1, có ít nhất 6 lô hàng LNG được chất lên tàu tại Mỹ và ban đầu dự định đến châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan), nhưng đã được chuyển hướng sang châu Âu khi giá khí đốt tự nhiên của khu vực này tăng mạnh trong những tuần gần đây.

Giữa nhu cầu cao và nguồn cung hạn chế, người mua châu Âu thường sẵn sàng trả mức giá cao hơn các thị trường toàn cầu khác để chuyển LNG đến cảng của họ. Điều đó đã dẫn đến những lời chỉ trích rằng các quốc gia châu Âu giàu có hơn đang chuyển hướng nguồn cung từ các quốc gia cần LNG, đặc biệt là ở Nam Á và Mỹ Latinh.

Chuyên gia Cox thừa nhận đây cũng là vấn đề với các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc.

"Các thị trường Đông Á và châu Âu giàu có đang trả giá cao hơn những người mua khác", ông nói, đồng thời nhận định, các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan luôn "nhạy cảm với giá" và sẵn sàng chuyển sang sản xuất điện bằng than và dầu vì giá rẻ hơn.

Câu hỏi về LNG của Nga

Lời hứa về việc có nhiều LNG hơn nữa được đưa ra thị trường là chủ đề thường trực trong những năm gần đây. Chuyên gia Cox dự kiến ​​rằng, muộn nhất là đến năm 2030, nguồn cung LNG toàn cầu sẽ tăng đáng kể để đáp ứng mọi nhu cầu. Trong đó, Mỹ và Qatar là 2 trong những động lực chính thúc đẩy nguồn cung.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải hoa hồng. (Nguồn: Getty Images)
Lượng LNG đến EU từ Nga đã tăng mạnh, đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2024. (Nguồn: Getty Images)

Tuy nhiên, vẫn còn một biến số khả thi, ít nhất là đối với người mua châu Âu, là LNG của Nga.

Mặc dù EU đã giảm mạnh tổng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine vào năm 2022, nhưng phần lớn mức giảm đó liên quan đến khí đốt qua đường ống.

Lượng LNG đến EU từ Nga đã tăng mạnh, đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2024. Số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (Crea) cho thấy, lượng LNG nhập khẩu của EU từ Nga đạt 7,32 tỷ Euro (7,54 tỷ USD) vào năm 2024, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, theo dữ liệu từ Kpler, EU đã ghi nhận ​​lượng nhập khẩu LNG từ Nga tăng trong 2 tuần đầu tiên của năm 2025. Cụ thể, 27 quốc gia thành viên EU đã nhập khẩu khoảng 838.000 tấn LNG từ Nga tính từ ngày 1-15/1, tăng so với 760.000 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Những dữ liệu trên cho thấy châu Âu vẫn phụ thuộc lớn vào khí đốt của Nga.

Cho đến nay, EU là khách hàng mua LNG của Nga lớn nhất thế giới, bỏ xa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc khối 27 quốc gia thành viên ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường Nga đã dẫn đến những lời chỉ trích mới từ các nhà hoạt động. Họ cho rằng đã đến lúc khối này phải giảm lượng nhập khẩu hoặc ngừng nhập khẩu hoàn toàn.

Ông Isaac Levi, một nhà phân tích của CREA, cho rằng EU cần phải "tiếp cận vấn đề một cách chủ động hơn" và "tích cực thực hiện" các biện pháp ngăn chặn các nước thành viên mua LNG của Nga. "Nếu không, EU có nguy cơ chứng kiến ​​số lượng nhập khẩu ngày càng tăng", ông nói.

Mặc dù EU chưa bao giờ chính thức áp dụng bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với khí đốt của Nga, nhưng trong những ngày gần đây đã có báo cáo rằng liên minh đang cân nhắc đưa ra các biện pháp chống lại LNG trong vòng trừng phạt tiếp theo của mình. Lệnh cấm LNG của xứ bạch dương có thể buộc người mua châu Âu phải tìm nhà cung cấp mới nhanh hơn dự kiến.

Vào tháng 12/2024, Ủy viên năng lượng mới của EU, Dan Jørgensen, cho biết mục tiêu của ông là loại bỏ toàn bộ năng lượng của Nga khỏi liên minh, bao gồm cả LNG, vào năm 2027. Các chuyên gia cho rằng, mặc dù có một số hạn chế về nguồn cung, đây là một mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được.

Chuyên gia Cox nhận định: "Lượng LNG nhập khẩu sẽ được bù đắp bằng hàng của Mỹ và Qatar”, muộn nhất là vào năm 2027, sẽ có hàng để thay thế LNG Nga.

Trong khi đó, chuyên gia Levi cho rằng, nhiều quốc gia châu Âu sẽ vẫn bị thu hút bởi mức giá rẻ hơn từ LNG của Nga. Tuy nhiên, ông tin rằng toàn bộ EU có thể chấm dứt sự phụ thuộc trong tương lai gần, điều này “phụ thuộc vào ý chí chính trị” của khối.

Vẫn chưa rõ tương lai nguồn cung khí đốt cho EU sẽ như thế nào, cũng chưa biết liệu lệnh trừng phạt LNG Nga có hiệu quả không, chỉ biết trước mắt, EU đang phải vật lộn để tìm nguồn cung khí đốt, bất chấp giá cả đắt đỏ hơn và ảnh hưởng tới các quốc gia khác kém cạnh tranh hơn.

Có thể bạn quan tâm
'Cơn lốc màu cam' phương Nam trên đường dây 500 kV mạch 3: Bài 4: Rèn luyện để trưởng thành

'Cơn lốc màu cam' phương Nam trên đường dây 500 kV mạch 3: Bài 4: Rèn luyện để trưởng thành

09:40 27/06/2024

Dù chưa từng trải qua việc thi công công trình 500kV, song mọi thành viên trong đội xung kích ở các công ty điện lực ở khu vực miền Nam đã không ngại ngần lao vào cuộc vừa làm vừa học hỏi. “Đây là một trường rèn luyện để mọi người cùng trưởng thành, nhất là các bạn trẻ”, ông Lê Văn Trang- Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) nói.

Hộ nghèo ở Đà Nẵng có thêm cơ hội thuê nhà giá rẻ

Hộ nghèo ở Đà Nẵng có thêm cơ hội thuê nhà giá rẻ

12:20 20/09/2023

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành phương án xét duyệt, bố trí thuê chung cư nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đối với hộ nghèo có...

Vụ lùm xùm đất đai ở Măng Đen: Công ty Caosu Kon Tum trả lại đất cho tỉnh

Vụ lùm xùm đất đai ở Măng Đen: Công ty Caosu Kon Tum trả lại đất cho tỉnh

12:00 06/09/2023

Liên quan đến việc Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu về quá trình thuê đất, chuyển nhượng, mua bán của Công ty TNHH...

3 tỉnh thành gấp rút tổ chức đấu giá 118 lô đất trong tháng 4

3 tỉnh thành gấp rút tổ chức đấu giá 118 lô đất trong tháng 4

01:00 31/03/2024

Nhiều địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang... đang gấp rút tổ chức đấu giá hàng loạt lô đất trong tháng 4.2024.

Hơn 25 năm 'đắp chiếu', dự án công viên gần 100 ha ở Hà Nội sắp đón tin vui

Hơn 25 năm 'đắp chiếu', dự án công viên gần 100 ha ở Hà Nội sắp đón tin vui

12:00 05/07/2024

Hà Nội - Quận Hà Đông đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đồng thời gấp rút hoàn thành các thủ tục còn lại để sớm triển...

TPHCM áp dụng bảng giá đất cũ cho hồ sơ nộp sau ngày 1/8

TPHCM áp dụng bảng giá đất cũ cho hồ sơ nộp sau ngày 1/8

06:10 22/09/2024

TPHCM sẽ lấy bảng giá đất theo quyết định số 02/2020/QĐ-UBND nhân với hệ số điều chỉnh giá đất theo quyết định số 56/2023/QĐ-UBND để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8 cho đến khi ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định số 02.

Gói trừng phạt thứ 14: EU theo chân Mỹ, áp điều khoản ‘không Nga’, vẫn chưa có ‘con bài mặc cả’, Moscow thành công với lối đi riêng

Gói trừng phạt thứ 14: EU theo chân Mỹ, áp điều khoản ‘không Nga’, vẫn chưa có ‘con bài mặc cả’, Moscow thành công với lối đi riêng

08:21 15/08/2024

Sau 13 gói trừng phạt không đủ sức kìm hãm nền kinh tế Nga, Mỹ, EU và một số quốc gia phương Tây khác đã phản ứng bằng cách chuyển sang các biện pháp tài phán ngoài lãnh thổ.

Đại biểu HĐND cầm 'kẹo trôi nổi' chất vấn lãnh đạo Sở Công Thương

Đại biểu HĐND cầm 'kẹo trôi nổi' chất vấn lãnh đạo Sở Công Thương

12:00 12/07/2024

Cầm theo những gói kẹo mua trước cổng trường, Đại biểu HĐND Trần Thị Khánh Linh chất vấn Giám đốc Sở Công Thương về hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Khủng hoảng năng lượng: Kho chứa khí đốt của châu Âu đã đầy, năm 2023 không thể có 'cú sốc' nào vì lý do này

Khủng hoảng năng lượng: Kho chứa khí đốt của châu Âu đã đầy, năm 2023 không thể có 'cú sốc' nào vì lý do này

06:30 01/05/2023

Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng Eni của Italy, Claudio Descalzi, cho biết ông không thấy có bất kỳ “cú sốc lớn” nào trên thị trường năng lượng trong năm nay.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới