Có khoảng 20 quốc gia đã tham gia sáng kiến mua đạn pháo cho Ukraine.
Quân nhân thuộc Lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine tham gia diễn tập về nguy cơ phóng xạ, hóa học và sinh học, gần Kharkov, Ukraine, ngày 29/2. (Nguồn: Reuters) |
Quân nhân thuộc Lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine tham gia diễn tập về nguy cơ phóng xạ, hóa học và sinh học, gần Kharkov, Ukraine, ngày 29/2. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 30/3, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur thừa nhận rằng, một số quốc gia đã đóng góp cho sáng kiến của CH Czech nhằm mua đạn dược từ bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) để cung cấp cho Ukraine, tuy nhiên, số tiền thu được hiện vẫn chưa đủ.
Tin liên quan |
Liên hợp quốc kêu gọi Lebanon-Israel ngừng đấu pháo dữ dội ở khu vực biên giới Liên hợp quốc kêu gọi Lebanon-Israel ngừng đấu pháo dữ dội ở khu vực biên giới |
Tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường của EU hồi đầu tháng 2, Thủ tướng Czech Petr Fiala đã đưa ra đề xuất mua đạn pháo cho Ukraine từ bên ngoài các quốc gia thành viên EU. Tổng thống Czech Pavel sau đó đã thông báo tại Hội nghị An ninh Munich về khả năng mua 800.000 quả đạn pháo cho Kiev từ các nước thứ ba.
Cho đến nay, khoảng 20 quốc gia đã tham gia sáng kiến trên, trong đó có Đức, Lithuania, Phần Lan, Hà Lan, Luxembourg và Iceland.
Đến nay, Czech đã nhận được tiền để mua 300.000 quả đạn pháo đầu tiên, đồng thời Prague hy vọng lô hàng đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Ukraine chậm nhất vào tháng 6 tới.
Tuy nhiên, theo đài truyền hình nhà nước ERR của Estonia, cần cung cấp số lượng đạn pháo gấp đôi cho Kiev so với kế hoạch ban đầu, tức là khoảng 1,5 triệu quả.
Bộ trưởng Pevkur nhấn mạnh, số tiền để mua 1 triệu quả đạn pháo là khoảng 3 tỷ Euro, vì vậy, sẽ cần phải có nhiều tiền hơn.
Cho rằng số tiền thiếu hụt có thể tìm kiếm chủ yếu từ các quốc gia Bắc và Trung Âu, Bộ trưởng Pevkur cũng thừa nhận "rất khó dự đoán thời điểm đạn pháo có thể đến được thực địa tại Ukraine" vì một số quả đạn mua từ các đối tác tiềm năng cần được kiểm tra tình trạng.
Do đó, ông nói, "có thể mất vài tháng hoặc đến cuối năm nay" chúng mới có thể được chuyển tới mặt trận.
Ông Hun Sen từ chức đại biểu quốc hội Campuchia, bày tỏ cảm kích trước mọi sự giúp sức trong 'nửa cuộc đời công tác' tại cơ quan này.
Lưới phòng không Israel để lọt một số rocket trong khoảng 100 quả đạn phóng từ Lebanon, khiến một số khu vực ở miền bắc xảy ra hỏa hoạn.
Quân đội Ukraine thông báo rút quân khỏi thành phố chiến lược Avdeevka, nhằm bảo toàn tính mạng cho binh sĩ trước nguy cơ bị bao vây hoàn toàn.
Bà Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên, khẳng định quân đội nước này sẽ lập tức tiến hành 'lễ rửa tội bằng lửa' đáp trả mọi hành động khiêu khích.
Thành phố New York, Mỹ đối mặt với nạn chạy nhảy trên nóc tàu điện theo 'trend', bất chấp đã có nhiều người chết vì trò mạo hiểm này.
Ngày 26/1, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các biện pháp khẩn cấp để triển khai lực lượng đa quốc gia đến Haiti sau khi Tòa án Tối cao Kenya bác bỏ việc gửi cảnh sát tới quốc gia Caribbean này.
Qatar cho biết vẫn nỗ lực hòa giải nhằm hồi sinh lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và giải cứu thêm nhiều con tin trong tay Hamas.
Phe đối lập Hàn Quốc được dự báo thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội, được coi là đòn giáng mạnh với Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Hơn một năm kể từ khi xung đột Dải Gaza nổ ra, nhiều binh sĩ Israel được cho là đã kiệt sức, quân đội gặp khó trong việc tuyển quân, còn những người quay về thì gặp sang chấn tâm lý.