Được gì khi Việt Nam có 'nhạc trưởng' điều phối ngành lúa gạo?

03:40 11/08/2024

TPO - Theo các chuyên gia, việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia trong bối cảnh hiện nay là cần thiết, giúp ngành gạo Việt Nam có một “nhạc trưởng” điều phối hoạt động chung của toàn ngành, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm.

Xóa tình trạng mạnh ai nấy làm?

Trao đổi với PVTiền Phong, GS. Võ Tòng Xuân cho biết ông rất phấn khởi trước thông tin Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) bắt tay thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.

Theo ông Xuân, Việt Nam là “cường quốc” về xuất khẩu gạo trên thế giới. Những năm gần đây, ngành gạo có sự phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả, tạo sinh kế cho hàng chục triệu hộ nông dân.

Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu của ngành gạo của Việt Nam là tình trạng mạnh ai nấy làm. Nông dân sản xuất nhỏ lẻ, không theo quy chuẩn mà chỉ tự tin vào kinh nghiệm. Doanh nghiệp cũng có tình trạng tranh mua, tranh bán, hạ giá, dìm hàng khi ra thị trường quốc tế.

GS. Võ Tòng Xuân cho rằng, việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia giúp ngành gạo Việt Nam có "nhạc trưởng".

Theo ông Xuân, hiện ở một số nước đã có Hội đồng lúa gạo quốc gia. Chẳng hạn, ở Thái Lan có Hội đồng chính sách và quản lý lúa gạo điều phối các hoạt động của các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức trong ngành lúa gạo.

Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan đóng vai trò trong việc quản lý và thúc đẩy xuất khẩu gạo, hỗ trợ các nhà xuất khẩu và đại diện cho lợi ích của họ trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Hiệp hội doanh nghiệp gạo có vai trò ổn định giá gạo và đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định từ sản xuất đến bán lẻ. Ở các mắt xích khác có Hiệp hội nông dân trồng lúa Thái Lan, các hợp tác xã, Hiệp hội Xay xát gạo…

“Việc Việt Nam thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia là bước đi giúp ngành lúa gạo có bước phát triển chuyên nghiệp, và toàn diện. Đây cũng được xem là nhạc trưởng để đảm bảo sự thống nhất, phát triển ổn định và bền vững cho thị trường cho ngành lúa gạo, không để xảy ra tình trạng xung đột giữa các thành phần", ông Xuân nói.

Giúp ngành gạo phát triển thống nhất, toàn diện

Ông Trần Sơn Hà - Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) - cho rằng, việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia là cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề vĩ mô liên ngành.

Các doanh nghiệp kỳ vọng Hội đồng lúa gạo quốc gia sẽ giúp ngành gạo Việt Nam có sự phát triển thống nhất, chuyên nghiệp.

Theo ông Hà, để đảm bảo hoạt động của hội đồng bao trùm toàn ngành lúa gạo, Hội đồng cần xem xét bổ sung cả vấn đề quản lý tiêu thụ lúa gạo trong nước, đồng thời cần quan tâm hơn đến mảng nhập khẩu lúa gạo vì những năm qua Việt Nam nhập khẩu lúa gạo để chủ yếu phục vụ chế biến khá nhiều.

Ông Lê Quốc Doanh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - đánh giá việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia trong bối cảnh này không chỉ để giải quyết vấn đề trước mắt mà còn giải quyết vấn đề dài hơn. Theo ông Doanh, đây không phải là vấn đề mới, hiện nhiều nước như Thái Lan có hội đồng lúa gạo quốc gia, Indonesia có hội đồng về cọ dầu, Brazil có hội đồng về cà phê... Việc có Hội đồng lúa gạo quốc gia sẽ giúp chúng ta có chính sách thống nhất, tập trung; việc lấy ý kiến đưa ra quyết định nhanh hơn.

Về mặt tổ chức, vận hành, ông Doanh cho rằng nhóm thường trực hội đồng sẽ là nhóm quan trọng nhất. Đây là nhóm tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp, nông dân, chuyên gia để đề xuất xử lý. Do vậy, nhóm thường trực hội đồng cần chia thành các tổ theo các chuyên ngành, ví dụ tổ chuyên về sản xuất, tổ về xuất khẩu, tổ về thị trường...

Theo dự thảo về việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia do Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đưa ra, thành viên hội đồng bao gồm chủ tịch hội đồng là Phó Thủ tướng; 2 phó chủ tịch thường trực hội đồng là Bộ trưởng Công Thương và Bộ trưởng NN&PTNT; ủy viên hội đồng là đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao; đại diện lãnh đạo UBND một số địa phương.

Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý minh bạch, hiệu quả, đảm bảo ổn định và phát triển thị trường, thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo toàn diện, hiệu quả góp phần đảm bảo an sinh xã hội và an ninh lương thực quốc gia, phát triển sản xuất, xuất khẩu hướng tới mục tiêu bền vững. Hội đồng nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất với Thủ tướng phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành lúa gạo...
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân chậm cấp 445 sổ đỏ tại khu dân cư Việt Sing ở Bình Dương

Nguyên nhân chậm cấp 445 sổ đỏ tại khu dân cư Việt Sing ở Bình Dương

21:00 07/12/2023

Ngày 7.12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp thường lệ...

Tiếp phó thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập chuyện sông Mekong

Tiếp phó thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập chuyện sông Mekong

18:50 06/05/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ trong sử dụng, quản lý và bảo vệ sông Mekong, bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông.

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi: Thiết kế, lắp đặt phòng cháy không ‘quy về một mối’

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi: Thiết kế, lắp đặt phòng cháy không ‘quy về một mối’

22:00 15/05/2023

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi - giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh - yêu cầu việc tư vấn thiết kế, lắp đặt thiết bị phòng cháy phải minh bạch, không 'quy về một mối'.

Ngày 16/8 diễn ra hội thảo 'Hải Phòng - Điểm sáng phát triển nhà ở xã hội'

Ngày 16/8 diễn ra hội thảo 'Hải Phòng - Điểm sáng phát triển nhà ở xã hội'

08:21 15/08/2024

Vào lúc 8h ngày 16/8, tại Trung tâm Hội nghị TP Hải Phòng, Báo Tiền Phong tổ chức Hội thảo “Hải Phòng - Điểm sáng phát triển nhà ở xã hội”. Hội thảo là diễn đàn để đánh giá, phân tích về kinh nghiệm trong việc phát triển nhà ở xã hội của Hải Phòng nói riêng và tìm ra những giải pháp, gỡ vướng trong phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nói chung.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Sơn La đấu giá đất

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Sơn La đấu giá đất

03:30 16/07/2024

Theo nhà băng này đấu giá Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tài sản gắn liền với đất thửa đất số 127, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Bản Kê Nênh, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; Tổng diện tích 956,4m2; Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng 956,4m2; Mục đích sử dụng: Đất ở tại nông thôn có diện tích 132,4m2, thời hạn sử dụng...

Tranh luận quanh nghi vấn cao tốc Cam Lộ - La Sơn 2 làn xe thiếu an toàn

Tranh luận quanh nghi vấn cao tốc Cam Lộ - La Sơn 2 làn xe thiếu an toàn

06:30 20/02/2024

Sau khi xuất hiện đoạn clip ghi lại vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người chết trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) ngày 18/2, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về nghi vấn cao tốc Cam Lộ - La Sơn thiếu an toàn do chỉ có 2 làn xe, không có dải phân cách cứng. Trên mạng xã hội, tài khoản Minh Anh nhận định, cao tốc ngày càng nhiều là nỗ lực đáng ghi nhận, hạ tầng giao thông mỗi năm một tốt hơn cũng không thể phủ nhận. Nhưng...

Đưa hàng Việt đã truy xuất nguồn gốc ra thế giới: Lắng nghe ý kiến kiều bào

Đưa hàng Việt đã truy xuất nguồn gốc ra thế giới: Lắng nghe ý kiến kiều bào

22:30 06/07/2024

TP.HCM muốn phát huy vai trò của cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trong việc đưa hàng hóa, sản phẩm ra nước ngoài.

02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

10:50 17/06/2024

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.

Rơi trực thăng Bell 505: Bảo Việt lý giải mức bảo hiểm 200 triệu cho 2 nạn nhân

Rơi trực thăng Bell 505: Bảo Việt lý giải mức bảo hiểm 200 triệu cho 2 nạn nhân

15:30 15/04/2023

Sáng 15/4, trả lời VTC News, đại diện Bảo hiểm Bảo Việt cho biết, hai nạn nhân xấu số của sự cố rơi trực thăng ở vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh được Bảo hiểm Bảo Việt chi trả tiền bồi thường là ông Hồ Tá Lực và Bà Nguyễn Thị Hội. Hai khách hàng này đã tham gia chương trình bảo hiểm Bảo Việt An Gia từ ngày 28/10/2022 của Bảo Việt Đà Nẵng, đơn vị thành viên thuộc hệ thống bảo hiểm Bảo Việt. Theo Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia của vợ...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới