Những tình huống dở khóc dở cười khi đứng trên vỉa hè ở TP.HCM thì bị đuổi đi, chửi mắng, đốt phong long...
Sau loạt bài phản ánh trên Tuổi Trẻ Online về tình trạng lấn chiếm vỉa hè diễn ra tại TP.HCM, nhiều bạn đọc đã bức xúc kể lại cảnh éo le vì từng bị đuổi đi, chửi mắng, thậm chí bị đốt phong long khi đứng trên vỉa hè đón taxi, chờ xe buýt...
Bạn đọc cho rằng không chỉ TP.HCM mà các tỉnh thành khác đều cần "liều thuốc mạnh" để xử lý dứt điểm tình trạng này, tương tự như việc lập lại trật tự an toàn giao thông thời gian qua.
Bạn đọc Người đọc báo chia sẻ từng đứng chờ taxi thì bị một người bán thuốc lá và nước giải khát trên vỉa hè đuổi đi và "còn bị chửi cho một trận". Tương tự, bạn đọc Thức kể mình đứng chờ xe buýt trên vỉa hè cũng bị một người bán xôi chửi xối xả.
Tiếp lời, bạn đọc tên Phương cho biết từng bị người bán rau đuổi, chửi bới khi đứng trên vỉa hè chờ con tan học. "Thật sự rất bức xúc. Hy vọng thành phố xử lý dứt điểm được tình trạng này", bạn đọc Phương bày tỏ.
Ngoài bị chửi bới, đuổi đi chỗ khác, bạn đọc Tất Thắng kể mình còn gặp tình huống dở khóc dở cười hơn khi buổi sáng đứng trên vỉa hè chờ xe thì bị người bán hàng rong vừa đuổi đi, vừa... đốt phong long.
Bạn đọc Bình Sơn nói thêm mỗi buổi sáng đi tập thể dục, người đi bộ phải đi xuống đường vì vỉa hè bị lấn chiếm.
Còn khi muốn đi xe buýt, đoạn đường đi bộ từ nhà ra trạm xe cũng không còn vỉa hè để đi, đi xuống lòng đường thì sợ tai nạn.
Bạn đọc cho rằng cơ quan chức năng cần xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè để người dân, nhất là người đi bộ yên tâm đi lại.
Góp thêm ý kiến vào vấn đề này, bạn đọc Nhà quê cho rằng hiện xe máy đã rất hạn chế leo lề, kể cả khi kẹt xe.
Tuy nhiên, các hộ kinh doanh buôn bán lại chiếm hết vỉa hè nên cũng không ai đi bộ được. "Thậm chí để phòng xe máy leo lề, người buôn bán còn lấy đồ vật chặn hết vỉa hè và đưa quầy hàng ra sát lòng đường để bán", bạn đọc kể.
Ngoài ra, bạn đọc có địa chỉ email quye****@gmail.com còn chỉ ra nhiều nhà mặt tiền đường đang mặc định vỉa hè là của riêng nhà mình. Theo bạn đọc, khi đi đường nếu muốn ngồi nghỉ trên vỉa hè là liền bị chủ nhà "ra hỏi thăm"...
Từ những câu chuyện lấn chiếm vỉa hè, xem vỉa hè như sân nhà riêng vẫn diễn ra hằng ngày trong đời sống, nhiều bạn đọc cho rằng cơ quan chức năng cần quyết liệt xử lý hơn nữa, tránh tình trạng "bắt cóc bỏ dĩa", sau các đợt ra quân thì đâu lại vào đấy.
Theo một bạn đọc, không riêng gì khu vực trung tâm thành phố mà phần lớn các quận huyện đều có vỉa hè bị lấn chiếm.
"Đường to có vỉa hè thì chiếm vỉa hè, ngõ nhỏ không vỉa hè thì chiếm một phần lòng đường", bạn đọc nêu ý kiến.
Tiếp lời, bạn đọc có địa chỉ email than****@gmail.com nhận xét câu chuyện lấn chiếm vỉa hè như chuyện dài nhiều tập chưa có hồi kết.
"Chỉ có sự quyết liệt tới cùng của chính quyền mới có thể lập lại được trật tự vỉa hè. Bao năm nay cũng có lúc quyết liệt nhưng rồi lại lơi lỏng và mọi thứ lại trở về như cũ, cứ như một vòng luẩn quẩn", bạn đọc viết.
Về giải pháp, theo nhiều bạn đọc, cần có một nghị định riêng để xử phạt tình trạng lấn chiếm vỉa hè, tương tự việc xử phạt vi phạm giao thông đã phát huy hiệu quả sau một thời gian triển khai thực hiện.
Bạn đọc Le Giang góp ý khi có một nghị định riêng để phạt nặng những hành vi lấn chiếm vỉa hè, mỗi lần vài chục triệu đồng thì không ai dám tái phạm nữa.
Cùng quan điểm, các bạn đọc Tiên, Ngọc Duy Đức, thao****@gmail.com... cũng cho rằng cần có một nghị định mới để xử lý lấn chiếm vỉa hè, từ đó mỹ quan đô thị được cải thiện và người đi bộ có lối đi an toàn.
"Cần ra quy định xử phạt thật nặng, kết hợp phạt dựa trên hình ảnh, video từ người dân cung cấp, đồng thời thưởng cho ai ghi lại được những trường hợp vi phạm", bạn đọc Anh Ba đề xuất.
Chốt lại vấn đề, bạn đọc có địa chỉ emai lamh****@gmail.com bày tỏ hơn 10 năm qua, dân số tăng nhanh, xe cộ nhiều hơn và vấn đề lấn chiếm vỉa hè ngày càng trầm trọng. Xử phạt hành chính hiện nay chưa có tác dụng răn đe hay khiến người vi phạm tuân thủ.
"Không thể sống chung với tình trạng này như lâu nay, không thể vì báo đài lên tiếng, ra quân rầm rộ vài bữa rồi mọi thứ lại trở về như cũ", bạn đọc nêu trăn trở và cho rằng "cần một liều thuốc mạnh hơn để trị dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè".
Nhiều bạn đọc chia sẻ tình trạng lấn chiếm vỉa hè không chỉ diễn ra ở TP.HCM mà còn ở hầu hết các đô thị lớn khác như TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp; TP Cần Thơ; tỉnh Bình Dương; tỉnh Đồng Nai; TP Hải Phòng, TP Hà Nội...
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Nâng mức xử phạt lên nhiều lần
Lực lượng chức năng phải thường xuyên kiểm tra, gắn trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương
Tăng cường phạt nguội, khuyến khích người dân quay video, chụp ảnh vi phạm gửi về các cơ quan chức năng để xử lý
Ý kiến khác
Từ ngày 1/7/2026, xe máy chạy xăng sẽ bị cấm lưu thông trong khu vực vành đai 1 không chỉ là một quyết định hành chính, mà còn thể hiện tầm nhìn của Hà Nội: Chuyển mình mạnh mẽ thành một đô thị xanh, bền vững và thực sự đáng sống.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh, hoạt động dạy, học và thi đang được đổi mới nhằm đẩy lùi bệnh thành tích, bảo đảm trung thực, thực chất.
Quảng Trị - CSGT phát hiện gần 1.000 vi phạm giao thông , tạm giữ 200 phương tiện, xử phạt hơn 1,5 tỉ đồng trong nửa đầu tháng 7.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn ngành thanh tra đã chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 118 vụ, 49 đối tượng.
Ngày 15-7, Giải U23 Đông Nam Á 2025 sẽ khởi tranh tại Indonesia.
Chiến thắng 2-1 trước Cảnh sát Thái Lan giúp đội Công an nhân dân Việt Nam II vào chung kết Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước Đông Nam Á 2025.
Tin 20h ngày 12.7: Bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ; Mực nước sông Hồng dâng cao, cầu phao Phong...
Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.
Điện Biên - Trong số 45 xã, phường mới đi vào hoạt động chỉ có 10 đơn vị được thừa hưởng nơi làm việc của cấp huyện.