Trong khi chuyển hướng, người lái xe ô tô, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Xi nhan là gì?
Xi nhan là một thiết bị trên các phương tiện giao thông (như ô tô, xe máy, xe đạp, xe đạp điện) được sử dụng để báo hiệu hướng di chuyển của phương tiện đó. Nó thường đặt ở phần trước và phía sau của xe, được kích hoạt bằng tay bằng cách nhấn vào một công tắc hoặc bấm một nút.
Khi xi nhan được bật, các đèn xi nhan sẽ nhấp nháy hoặc sáng liên tục theo một mẫu nhất định để thông báo cho các phương tiện khác biết rằng phương tiện đó đang có ý định rẽ trái, rẽ phải hoặc chuyển làn đường.
Xi nhan đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường an toàn giao thông và giúp tạo ra sự thông suốt và dễ nhìn thấy trong quá trình di chuyển trên đường.
Các trường hợp phải bật đèn xi nhan
Theo Luật giao thông đường bộ 2008, có một số trường hợp mà việc bật đèn xi nhan là bắt buộc:
- Khi vượt xe
- Khi chuyển làn đường
- Khi chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu)
- Khi cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe
Ngoài những trường hợp trên, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe nên bật đèn xi nhan trong các tình huống sau đây:
Khi đi qua vòng xuyến: Nguyên tắc là bật đèn xi nhan trái khi vào vòng xuyến và bật đèn xi nhan phải khi ra khỏi vòng xuyến.
Khi đi trên đường cong: Người lái xe nên bật đèn xi nhan báo hiệu rẽ khi di chuyển trên đường cong mà không phải ngã rẽ, chuyển hướng hay chuyển làn.
Khi thấy an toàn và không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông ở phía sau hoặc ngược chiều, không bắt buộc phải bật đèn xi nhan.
Khi lùi vào ngõ: Người lái xe nên bật đèn xi nhan vì tầm nhìn hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho các phương tiện khác di chuyển.
Khi đi qua ngã 3 hình chữ Y: Nếu có biển báo chỉ dẫn ngã rẽ, người lái xe phải bật đèn xi nhan như thông thường. Tuy nếu không có biển báo và đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần bật đèn xi nhan.
Khi lùi vào chỗ ghép xe (đỗ song song): Tuy không có quy định cụ thể, nhưng cần vận dụng luật và vì an toàn cho mọi người, nên bật xi nhan bên phía xe sẽ lùi vào. Như vậy, những người đi đường khác sẽ biết để tránh hoặc nhường đường.
Bật, tắt xi nhan đúng cách
Việc bật và tắt đèn xi nhan đúng thời điểm là rất quan trọng khi tham gia giao thông, đảm bảo sự an toàn cho mọi người tham gia giao thông và tránh nguy cơ xảy ra tai nạn.
Nếu người lái xe bật đèn xi nhan và ngay lập tức thực hiện chuyển hướng hoặc chuyển làn sẽ gây bất ngờ và khó xử lý cho những người lái xe khác. Ngược lại, việc tắt đèn xi nhan quá muộn cũng không tốt, vì điều này làm cho người lái xe khác xung quanh khó hiểu.
Luật Giao thông đường bộ chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi nhan trước khi cho xe chuyển hướng. Nhưng bật xi nhan sớm quá hoặc tắt muộn quá cũng đều không nên, vì sẽ gây khó hiểu cho xe khác xung quanh.
Vì vậy để bảo đảm an toàn, nếu giảm tốc độ khi vào chỗ rẽ, nên bật xi nhan trước khoảng 25-30 mét, và sau khi rẽ xong, cũng duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi nhan.
Xử lý hợp không bật đèn báo rẽ
Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nêu rõ:
Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.
Đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).
Tổng Giám đốc PT PLN khu vực NTT cho biết “PLN sẽ cung cấp 100 chiếc SPKLU để phục vụ 275 ôtô điện để vận chuyển các đại biểu, cũng như phục vụ cho công tác an ninh và điều hành.”
Trên đường đi làm, một người dân tại TT-Huế bất ngờ phát hiện cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm đi lạc nên mang về nhà nuôi. Lực lượng công an đã vận động người dân giao nộp để thả về môi trường tự nhiên.
Công trình chụp ảnh chim thiên đường của nhiếp ảnh gia Tim Laman đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu và bảo tồn loài chim này.
Thảm họa khoan hồ Peigneur năm 1980 trong quá trình khai thác dầu mỏ tạo ra hố sụt nuốt chửng giàn khoan, vài sà lan, cây cối và phần lớn một hòn đảo.
Dù con người chưa bao giờ đặt chân lên sao Hỏa, rác thải nhân tạo từ tàu đổ bộ và robot tự hành vẫn chất đống trên hành tinh đỏ.
Công an phường Hoàng Liệt đang phối hợp cùng cơ quan điều tra - Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội điều tra vụ việc hàng loạt ôtô bị rạch...
Đại học Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL) phát triển chip đọc suy nghĩ siêu nhỏ, mở ra cơ hội mới cho những người hạn chế vận động.
Một tai nạn xảy ra tại Hong Kong đầu tuần này khiến nhiều cư dân đặc khu chỉ biết lắc đầu thở dài.
Cơ quan tình báo mạng của Úc cảnh báo một số trang web độc hại và mã không chính thức đang được phát tán sau sự cố sập dịch vụ đám mây của Microsoft.