Đại sứ Đức tại Ukraine thông báo Berlin đã chuyển giao tổ hợp phòng không Patriot thứ ba để Kiev cải thiện năng lực phòng thủ.
"Hệ thống phòng không Patriot thứ ba từ Đức đã có mặt ở Ukraine. Nó sẽ giúp củng cố khả năng bảo vệ cư dân và cơ sở hạ tầng của nước này khỏi mối đe dọa từ máy bay không người lái và tên lửa", Đại sứ Đức tại Ukraine Martin Jaeger cho biết hôm nay.
Đại sứ Jaeger thêm rằng kíp vận hành tên lửa Patriot của Ukraine đã hoàn tất quá trình huấn luyện tại Đức trong những tháng gần đây.
Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo đã tiếp nhận tổ hợp Patriot từ Đức và cảm ơn Berlin vì "sự hỗ trợ không ngừng nghỉ".
Patriot là hệ thống vũ khí đắt nhất mà Mỹ và đồng minh viện trợ cho Ukraine. Mỗi tổ hợp có giá gần 1,1 tỷ USD, trong đó đạn tên lửa có giá 690 triệu USD và các thành phần khác có giá 400 triệu USD. Đây từng được kỳ vọng là vũ khí có thể thay đổi đáng kể cục diện trên bầu trời Ukraine, nhờ năng lực chiến đấu vượt trội so với các hệ thống phòng không mà phương Tây viện trợ trước đó.
Trước đợt chuyển giao này, Ukraine đã sở hữu ít nhất 3 hệ thống Patriot, gồm hai tổ hợp từ Đức và một khẩu đội do Mỹ cung cấp. Romania và Mỹ hồi tháng 6 thông báo mỗi nước sẽ chuyển cho Ukraine thêm một hệ thống Patriot, trong khi Hà Lan nói sẽ cùng một quốc gia khác cung cấp linh kiện của tổ hợp này cho Ukraine, nhưng chưa có thời gian biểu cụ thể.
Đại tá Serhii Yaremenko, chỉ huy Lữ đoàn Tên lửa Phòng không số 59 Ukraine, hôm 4/7 cho biết toàn bộ tên lửa siêu vượt âm Kinzhal nhằm vào thủ đô Kiev đều bị Patriot đánh chặn kể từ khi tổ hợp tên lửa này bắt đầu tham chiến hồi tháng 5/2023.
Tuy nhiên, các hệ thống Patriot của Ukraine cũng nhiều lần bị Nga tấn công trong thời gian qua. Một tổ hợp đã bị hư hại trong đòn tập kích của Nga rạng sáng 16/5/2023, không lâu sau khi Patriot bắt đầu tham chiến, nhưng Ukraine tuyên bố nó vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu.
Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 3 cũng công bố video phá hủy ít nhất 3 bệ phóng Patriot gần tiền tuyến ở Donetsk, đồng thời tuyên bố đánh trúng cụm bệ phóng, xe đầu kéo, đạn dược và xe vận tải - nạp đạn của tổ hợp Patriot tại tỉnh Kherson.
Giới chuyên gia quân sự phương Tây nhận định Nga đã hủy diệt ít nhất 10% tổng số bệ phóng Patriot có trong biên chế Ukraine. Nguồn đạn cho các hệ thống phòng không Ukraine đang cạn dần, khiến những đợt tập kích bằng tên lửa và máy bay không người lái Nga có tỷ lệ thành công cao hơn.
Vũ Anh (Theo Reuters)
Nga cho biết vụ vỡ đê ở vùng Orenburg đang diễn biến xấu, làm ngập hơn 6.600 ngôi nhà, buộc giới chức ban bố tình trạng khẩn cấp liên bang.
Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Hàn Quốc tổ chức duyệt binh quân sự lớn đầu tiên trong một thập kỷ, phô diễn vũ khí từ trực thăng tấn công đến tên lửa đạn đạo.
Ngày 5/6, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tổ chức lễ khai mạc cuộc tập trận hải quân Baltops 2024 do Mỹ dẫn đầu tại Cảng Klaipeda của Lithuania.
Đại sứ Palestine tại Nga Abdel Hafiz Nofal thông báo Tổng thống Mahmoud Abbas sẽ thăm Moscow từ 12-14/8 với hy vọng gặp nhà lãnh đạo nước chủ nhà Vladimir Putin vào ngày 13/8.
Ngày 11-10, Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc gửi thiết bị bay không người lái (drone) rải lượng lớn truyền đơn ở Bình Nhưỡng và coi đây là động thái khiêu khích chính trị và quân sự có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
Theo thông tin từ Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), Đội Công binh số 2 của Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động đón Tết Giáp Thìn, qua đó góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các đơn vị gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ UNISFA cũng như người dân khu vực Abyei.
Cảnh sát địa phương cho biết chiếc xe buýt chở quá tải bị trượt ra khỏi cầu cao tốc và rơi xuống một hẻm núi Himalaya gần thành phố Jammu, khiến ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 55 người bị thương.
Lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tấn công một tàu Mỹ trên Biển Đỏ, đẩy căng thẳng trong khu vực tiếp tục leo thang.