Đưa quan hệ Việt Nam-Indonesia đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả

19:30 03/08/2023

Theo Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông, quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc.

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN)

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Indonesia và dự Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 44 tại Jakarta từ ngày 4-7/8, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông về quan hệ hai nước, cũng như vai trò, vị thế và đóng góp của Việt Nam cho ASEAN nói chung và AIPA nói riêng.

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta về chuyến thăm chính thức và dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN)

Theo Đại sứ Tạ Văn Thông, quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc.

Năm 2017, chuyến thăm chính thức Indonesia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt dấu mốc quan trọng, lần đầu tiên lãnh đạo cao nhất của Đảng thăm Indonesia kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1959.

Năm 2018, Tổng thống Joko Widodo có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, đồng thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thăm làm việc Indonesia.

Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác nước ngoài đầu tiên tới Indonesia trên cương vị Thủ tướng.

Năm 2022, chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia của Chủ tịch nước khi đó Nguyễn Xuân Phúc đặt dấu mốc lịch sử khi hai nước chính thức hoàn tất đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế sau 12 năm.

Các chương trình hành động được ký kết đã đưa hợp tác song phương đi vào chiều sâu trên mọi lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế, du lịch, văn hóa và giao lưu nhân dân.

Hai bên đang sớm hoàn tất chương trình hành động giai đoạn 2024-2028 để ký kết trong thời gian sớm nhất.

Các cơ chế hợp tác như Ủy ban hợp tác song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật là những nền tảng quan trọng để triển khai các nội dung hợp tác cụ thể.

Trên đà phát triển tích cực đó, Đại sứ Tạ Văn Thông cho rằng hai nước cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chủ chốt để quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Về chính trị-an ninh, hai nước cần tiếp tục tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn, thúc đẩy hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; tiếp tục thúc đẩy trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp; duy trì và phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác hiện có.

Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục phát huy truyền thống phối hợp chặt chẽ và hiệu quả tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, góp phần vào việc củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ các ưu tiên của Indonesia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, tin tưởng dưới sự dẫn dắt của Indonesia, ASEAN sẽ phát huy đầy đủ các mục tiêu đề ra trong chương trình nghị sự, hướng tới vai trò rộng lớn hơn trong cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Về kinh tế, thương mại, đầu tư, cần tập trung thúc đẩy các giải pháp tăng trưởng thương mại song phương, hướng tới các mục tiêu mới cao hơn cho thương mại hai chiều.

Trong ASEAN, Indonesia là thị trường lớn nhất với hơn 285 triệu người tiêu dùng, Việt Nam là thị trường lớn thứ 3 với 100 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng.

Các bộ ngành hai nước cần nghiên cứu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, trong đó có việc phát triển thương mại cân bằng, tích cực tranh thủ tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực mới, nhất là cùng với kế hoạch chuyển đổi năng lượng; đàm phán về dỡ bỏ những rào cản phi thương mại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và tạo thêm các điều kiện, ưu đãi đối với các doanh nghiệp hai bên để tiếp cận tốt nhất thị trường của nhau.

Về văn hóa- giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân, hai nước cần tăng cường kết nối và giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động trao đổi đoàn nghệ thuật, các hội đoàn quần chúng, địa phương.

Hai bên cần tăng số lượng học bổng cho học sinh hai bên tới học tập, tu nghiệp tại mỗi nước.

Trong thời gian tới, Indonesia có thể trở thành một trong những điểm đến được lựa chọn của sinh viên Việt Nam tại Đông Nam Á.

Tiềm năng du lịch của mỗi nước cần được khai thác mạnh mẽ hơn, hợp tác bổ sung cho nhau thông qua các sản phẩm liên kết du lịch, quảng bá, tăng cường hiểu biết về lịch sử, truyền thống, văn hóa của nhau.

Cùng với đó, hai bên cũng cần tăng tần suất và xem xét mở thêm các đường bay mới kết nối các điểm đến du lịch giữa hai nước.

Các dự án du lịch cần tính tới việc Indonesia di dời thủ đô và đang đẩy mạnh phát triển các điểm du lịch mới.

Đánh giá ý nghĩa của chuyến thăm Indonesia sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đại sứ Tạ Văn Thông nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia được xây dựng trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai dân tộc, được vun đắp bởi các vị lãnh tụ của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/12/1955, trải qua gần 70 năm cùng nhiều bước thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và tin cậy giữa Indonesia và Việt Nam vẫn luôn được duy trì, củng cố và phát triển.

Do đó, chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa hai nước, hai dân tộc nói chung, cũng như đẩy mạnh hợp tác nghị viện nói riêng.

Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Quốc hội Việt Nam tới Indonesia kể từ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội khi đó Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 3/2010.

Nhìn tổng thể, quan hệ Việt Nam-Indonesia đã phát triển từ nền tảng quan hệ hữu nghị, tin cậy sang quan hệ đối tác chiến lược, bao hàm tất cả các lĩnh vực hợp tác và là mối quan hệ hướng đến tương lai, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, phục vụ thiết thực lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như thế giới.

Hợp tác kinh tế thương mại đã có những bước phát triển vượt bậc. Kim ngạch thương mại giữa hai nước cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia tại Đông Nam Á.

Năm 2013, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 4,8 tỷ USD thì đến nay kim ngạch đã tăng gần 3 lần, đạt 14,1 tỷ USD vào năm 2022.

Tính riêng 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại song phương đã đạt hơn 4,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Indonesia đạt 1,6 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022.

Dự kiến, năm 2023, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Indonesia có thể đạt hoặc vượt mức 15 tỷ USD, sớm đạt được mục tiêu của lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Quan hệ quốc phòng an ninh cũng được đẩy mạnh, nổi bật là các chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia (5/2022), các chuyến thăm Indonesia của Tổng tham mưu trưởng Việt Nam, các Tư lệnh hải quân, Tổng cục trưởng Tổng cục II (6/2023), các hoạt động giao lưu, thăm viếng, huấn luyện của hải quân hai nước.

Hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng được tăng cường. Về nông-ngư nghiệp, hai nước đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, nhất là hàng hải và nghề cá.

Bộ trưởng Bộ Biển và Nghề cá Indonesia vừa có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.

Hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo, du lịch và giao lưu nhân dân tiếp tục được duy trì.

Hai bên đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 60 năm các chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno, góp phần thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Một số địa phương hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác như giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Tây Kalimantan; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Padang; thành phố Đà Nẵng và thành phố Semarang; tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Yogyakarta.

Hai bên đang thúc đẩy thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bali, giữa thành phố Huế với thành phố Denpasar.

Indonesia tiếp tục duy trì một số học bổng đào tạo và văn hóa sinh viên Việt Nam. Số lượng khách du lịch của hai nước đang tăng lên, mỗi nước có khoảng 70.000-80.000 du khách chọn du lịch ở nước kia.

Hai bên đã nối lại các đường bay thẳng giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Jakarta, Bali, giữa Hà Nội-Bali với các chuyến bay tần suất cao và đang nghiên cứu mở thêm các đường bay tới các địa điểm khác như Đà Nẵng, Yogyakarta.

Trong bối cảnh Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dẫn đầu đoàn cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng AIPA-44, Đại sứ Tạ Văn Thông nhận định Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho AIPA nói chung và cũng như việc chuẩn bị cho AIPA-44 sắp diễn ra tại Indonesia.

Việt Nam đã liên tục đưa ra các ý kiến đóng góp và sáng kiến mang tính xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả và tính phù hợp của AIPA.

Đại sứ Tạ Văn Thông bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cuộc thảo luận và định hình kết quả.

Việt Nam đã đề xuất 3 dự thảo nghị quyết nhằm giải quyết các thách thức chính của khu vực và thúc đẩy hợp tác giữa các Nghị viện thành viên AIPA.

Các đề xuất dự thảo nghị quyết của Việt Nam thể hiện tâm huyết đối với các vấn đề như thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học và công nghệ; và chuyển đổi kỹ thuật số tập trung vào phụ nữ.

Là quốc gia có số lượng nghị sỹ nữ cao nhất trong số các thành viên AIPA, Việt Nam có tiếng nói quan trọng trong việc thúc đẩy phụ nữ khu vực ASEAN tham gia chính trị nhiều hơn nữa.

Ủy ban Nhóm nghị sỹ Nữ AIPA (WAIPA) được thành lập từ năm 1998, hiện đang thúc đẩy sáng kiến nâng cao năng lực và khả năng lãnh đạo của phụ nữ thông qua tham gia các hoạt động chính trị của phụ nữ để được thực hiện trong năm nay.

Với tư cách là chủ nhà Hội nghị Nhóm Tư vấn Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA Caucus) lần thứ 14, Quốc hội Việt Nam đã ra mắt ấn phẩm “Thúc đẩy việc áp dụng Hướng dẫn của ASEAN về Đầu tư có trách nhiệm vào lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp: Cẩm nang thiết thực dành cho các nghị sỹ ASEAN” để trình lên Đại hội đồng AIPA-44.

Bằng cách giải quyết những mối quan tâm cấp bách này, Việt Nam đóng góp vào các mục tiêu chung của Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 trong việc đưa ra các biện pháp nghị viện hiệu quả để Nghị viện ASEAN phản ứng nhanh hơn.

Đánh giá về vai trò, vị thế của Việt Nam trong ASEAN nói chung và AIPA nói riêng, Đại sứ Tạ Văn Thông cho biết kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, đóng góp đáng kể cho tiến trình phát triển của ASEAN nói riêng cũng như hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực nói chung.

Việt Nam luôn chủ động, tích cực và có trách nhiệm khi tham gia vào các công việc của ASEAN với các dấu mốc như Chương trình hành động Hà Nội năm 1998, cơ chế EAS mở rộng, thành lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) vào năm 2010.

Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch năm 2020, thông qua được Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN-37 với các sáng kiến giúp các nước ASEAN chủ động ứng phó với dịch bệnh, phục hồi chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với quy mô thị trường 2,2 tỷ dân và giá trị khoảng 30% GDP toàn cầu là minh chứng về uy tín của Việt Nam trong việc điều phối, dẫn dắt, phát huy các khuôn khổ hợp tác, từ chủ động hội nhập đến thành viên tích cực, có trách nhiệm cùng các nước ASEAN duy trì và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.

Đại sứ nhấn mạnh với AIPA, sự tham gia tích cực và đóng góp mang tính xây dựng của Việt Nam vào các cuộc họp của AIPA, bao gồm cả Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 sắp diễn ra, nêu bật cam kết của Việt Nam đối với việc cải thiện AIPA và sự cống hiến của Việt Nam đối với các nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức./.

Có thể bạn quan tâm
Nga diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đen

Nga diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đen

18:50 21/07/2023

Hạm đội Biển Đen của Nga diễn tập phong tỏa hàng hải trên Biển Đen, trong đó có thực hiện bắn đạn thật.

Hà Nội đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong những ngày nắng nóng cao điểm

Hà Nội đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong những ngày nắng nóng cao điểm

08:30 07/05/2023

Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, phát hiện và sẵn sàng, kịp thời sửa chữa, khắc phục các sự cố rò rỉ, vỡ ống, đặc biệt là tuyến truyền dẫn nước sạch sông Đà số 1.

Khát vọng chuyển mình và kỳ vọng xứng tầm của ASEAN

Khát vọng chuyển mình và kỳ vọng xứng tầm của ASEAN

09:20 17/07/2023

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) và các hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 11-14.7 tại Jakarta, Indonesia, đã thành công tốt đẹp....

Mô tô phân khối lớn tông xe máy, hai mẹ con chết tại chỗ

Mô tô phân khối lớn tông xe máy, hai mẹ con chết tại chỗ

05:10 14/07/2024

Vụ tai nạn giữa mô tô phân khối lớn và xe máy xảy ra trên quốc lộ 14 khiến hai mẹ con chết tại chỗ.

IMF duyệt khoản vay gần 160 triệu USD hỗ trợ Niger ổn định kinh tế

IMF duyệt khoản vay gần 160 triệu USD hỗ trợ Niger ổn định kinh tế

15:40 09/07/2023

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã duyệt khoản vay gần 160 triệu USD nhằm tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời đặt nền móng cho tăng trưởng mạnh mẽ và toàn diện hơn tại Niger.

Dấu hiệu tham ô tài sản tại một cơ sở giáo dục ở Bắc Giang

Dấu hiệu tham ô tài sản tại một cơ sở giáo dục ở Bắc Giang

09:30 06/06/2024

Không tham gia nấu ăn cho trẻ, nhưng nhà trường vẫn chi trả tiền lương đều đặn theo danh sách chi lương. Vụ việc có dấu hiệu lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tiền trái phép này kéo dài nhiều năm nay tại trường mầm non Quý Sơn số 2 ( Xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), gây dư luận xấu tại địa phương này thời gian qua.

Mỹ phản đối ICC điều tra Israel, Nga chỉ ra sự vô lý của Washington

Mỹ phản đối ICC điều tra Israel, Nga chỉ ra sự vô lý của Washington

17:20 30/04/2024

Nga tố Mỹ 'đạo đức giả' vì phản đối Tòa án Hình sự quốc tế ICC điều tra Israel nhưng lại ủng hộ lệnh bắt Tổng thống Nga Putin của tòa này.

Tìm phần thi thể còn lại của Thái Thiên Phượng ở bãi rác

Tìm phần thi thể còn lại của Thái Thiên Phượng ở bãi rác

18:30 02/03/2023

Theo ước tính, đội điều tra mất khoảng 2-3 ngày, thậm chí nhiều hơn để tìm phần thi thể của Thái Thiên Phượng trong bãi rác có sức chứa lên đến vài tấn.

Hàn Quốc cảnh báo bác sĩ thực tập đình công gây nguy hiểm cho cộng đồng

Hàn Quốc cảnh báo bác sĩ thực tập đình công gây nguy hiểm cho cộng đồng

19:10 16/02/2024

Ngày 16-2, chính phủ Hàn Quốc cảnh báo cuộc đình công của các bác sĩ thực tập đình công nhằm phản đối chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới