Đưa ASEAN trở thành tâm điểm tăng trưởng

12:40 31/08/2023
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: AFP

Đưa ASEAN trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế là 1 trong 4 trọng tâm chính tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 5-7.9 tới, tại Jakarta, Indonesia.

Ba trọng tâm còn lại được thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 là: Thiết lập nền tảng cho tầm nhìn dài hạn của ASEAN, giúp ASEAN trở nên kiên cường hơn để ứng phó với các thách thức của thời đại và biến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành khu vực hòa bình và thịnh vượng.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi giải thích, trọng tâm “Tâm điểm tăng trưởng” tại Hội nghị 43 bao gồm nhiều nội dung liên quan đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng, y tế, ổn định tài chính, quyền tiếp cận thị trường tự do và công bằng.

Một số nội dung đã được nhất trí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 và sẽ được chuyển thành các kế hoạch hành động, hoặc được thúc đẩy dưới hình thức quan hệ đối tác với các nước đối tác tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, ví dụ quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực an ninh lương thực, quan hệ đối tác ASEAN+3 (ASEAN cùng 3 nước đối tác là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) về hệ sinh thái xe điện...

Về 3 trọng tâm còn lại, theo Ngoại trưởng Retno Marsudi, tầm nhìn dài hạn của ASEAN là quan trọng do mỗi nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN chỉ kéo dài 1 năm và cần có sự bền vững để các nước tiếp theo tiếp tục thực hiện. Tầm nhìn dài hạn này sẽ là “kim chỉ nam” để ASEAN tiến lên và nền tảng của tầm nhìn bắt đầu được xây dựng trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Indonesia.

Về trọng tâm “ASEAN Tầm vóc”, một số nội dung sẽ được thảo luận và thống nhất tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 bao gồm Quy tắc hỗ trợ quá trình ra quyết định tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN. Điều này liên quan đến việc ra quyết định, nhất là trong các tình huống khủng hoảng mà không cần phải thay đổi Hiến chương ASEAN vốn là vấn đề nhạy cảm.

Bà Retno cho hay, tất cả các nước đều nhận thấy rằng, ASEAN cần đẩy nhanh quá trình ra quyết định, nhất là vào những lúc tổ chức này rơi vào khủng hoảng.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng sẽ thảo luận về sự cần thiết phải tăng cường các hoạt động ngoại giao tại Jakarta - nơi đặt trụ sở chính của ASEAN. Ví dụ, tăng quyền ra quyết định cho các đại sứ, đại diện thường trực các nước tại ASEAN; tăng cường Ban thư ký ASEAN (ASEC) thông qua việc tổ chức các hội nghị tại trụ sở ASEC ở Jakarta; tăng cường vai trò của Tổng Thư ký ASEAN và gia tăng nguồn kinh phí.

Liên quan đến trọng tâm thứ 4, theo bà Retno, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, Chủ tịch ASEAN năm 2023 sẽ tổ chức Diễn đàn ASEAN - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AIPF), quy tụ các quan chức ra quyết sách và khu vực tư nhân nhằm thảo luận về hợp tác kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đây là một trong những động thái quan trọng nhằm triển khai thực hiện và cụ thể hóa Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP).

Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Pahala Mansury cho biết thêm, AIPF nhằm khuyến khích hợp tác, chuyển từ trọng tâm hợp tác về an ninh trước đây sang hợp tác cụ thể trong lĩnh vực kinh tế. AIPF sẽ tập trung thảo luận 3 lĩnh vực chính, bao gồm cơ sở hạ tầng xanh và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng; số hóa và công nghiệp sáng tạo; và nguồn tài trợ. Hai lĩnh vực đầu tiên được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng của khu vực ASEAN và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong tương lai. ASEAN cần đảm bảo rằng các nguồn tài trợ mang tính đổi mới và bền vững nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Theo ông Pahala, tổng giá trị của các dự án trong khuôn khổ AOIP hiện lên tới 120 tỉ USD. Hiện 93 dự án có thể được xem là đã chín muồi với tổng trị giá 38 tỉ USD.

Ngoài ra, còn có các dự án vẫn nằm trong danh mục tiềm năng.

Tổng thống Indonesia Jokowi Widodo sẽ chính thức khai mạc Diễn đàn ASEAN - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào chiều 5.9. Sự kiện được kỳ vọng sẽ trở thành diễn đàn thảo luận và giới thiệu các dự án đang triển khai hoặc tiềm năng.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Tin thế giới 16/9: Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Tin thế giới 16/9: Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

21:50 16/09/2024

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Trung Quốc nói thỏa thuận AUKUS gây nguy cơ phổ biến hạt nhân

Trung Quốc nói thỏa thuận AUKUS gây nguy cơ phổ biến hạt nhân

20:20 20/04/2024

Trung Quốc cáo buộc các đối tác trong thỏa thuận an ninh AUKUS kích động chia rẽ và làm tăng nguy cơ phổ biến hạt nhân ở Nam Thái Bình Dương.

NATO tập trận hạt nhân, Nga chỉ trích

NATO tập trận hạt nhân, Nga chỉ trích

01:00 15/10/2024

NATO tổ chức tập trận hạt nhân thường niên Steadfast Noon trong hai tuần, Điện Kremlin cho rằng đây là động thái 'leo thang căng thẳng' giữa chiến sự Ukraine.

Tin tức thế giới 5-10: Chạy đua cho ghế chủ tịch Hạ viện Mỹ; Ông Biden lo không có tiền cho Ukraine

Tin tức thế giới 5-10: Chạy đua cho ghế chủ tịch Hạ viện Mỹ; Ông Biden lo không có tiền cho Ukraine

08:30 05/10/2023

Lộ diện những người cạnh tranh ghế chủ tịch Hạ viện Mỹ; Tổng thống Biden lo không có tiền cho Ukraine; 1 triệu viên đạn của Iran rơi vào tay Ukraine; Ông Trump kháng cáo... là các tin tức thế giới đáng chú ý ngày 5-10.

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

17:45 05/11/2024

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.

Vũ khí khiến chiến sự Ukraine bế tắc

Vũ khí khiến chiến sự Ukraine bế tắc

02:20 27/01/2024

Sự phổ biến của các loại UAV sát thủ trên tiền tuyến khiến chiến sự Ukraine đình trệ, khi binh sĩ hai bên lâm vào tình thế 'dễ thủ, khó công'.

Nga yêu cầu tước quyền miễn trừ ngoại giao của nhân viên sứ quán Czech liên quan tới buôn lậu ma túy

Nga yêu cầu tước quyền miễn trừ ngoại giao của nhân viên sứ quán Czech liên quan tới buôn lậu ma túy

13:20 30/07/2024

Bộ Ngoại giao Nga ngày 29/7 đã triệu Đại biện lâm thời Czech tại Moscow Jan Ondrejka tới để phản đối “âm mưu buôn lậu ma túy mạnh hoặc chất hướng thần” của một nhân viên sứ quán.

Ông Trump ủng hộ sử dụng cần sa giải trí ở Florida

Ông Trump ủng hộ sử dụng cần sa giải trí ở Florida

04:40 02/09/2024

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng ủng hộ đề xuất sửa đổi hiến pháp của bang Florida, nhằm hợp pháp hóa cần sa giải trí tại bang này.

Israel thất vọng trước quyết định 'rất có vấn đề' của Anh, London nói hoàn toàn có cơ sở

Israel thất vọng trước quyết định 'rất có vấn đề' của Anh, London nói hoàn toàn có cơ sở

09:30 03/09/2024

Anh đình chỉ 30 giấy phép xuất khẩu vũ khí sang Israel với lo ngại vũ khí có thể được sử dụng để thực hiện hoặc tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới