Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: băn khoăn biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

14:00 04/04/2024

Ngày 4-4, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Phó trưởng đại diện UNICEF Việt Nam Lesley Miller đánh giá cao việc Việt Nam mong muốn áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên - Ảnh: TIẾN THẮNG

Tại hội thảo, chuyên gia quốc tế đã đưa ra nhiều khuyến nghị đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên của Việt Nam cũng như bày tỏ băn khoăn đối với biện pháp xử lý chuyển hướng đưa vào trường giáo dưỡng.

Quốc tế nhiều lần đề nghị Việt Nam xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên

Chủ trì hội thảo, ông Nguyễn Hòa Bình - chánh án Tòa án nhân dân tối cao - cho biết Việt Nam tham gia công ước Liên hiệp quốc về bảo vệ trẻ em từ rất sớm nhưng trong khối ASEAN thì chỉ còn Việt Nam và một quốc gia khác là chưa có Luật Tư pháp người chưa thành niên.

  • Xây dựng Luật Tư pháp riêng dành cho người chưa thành niênĐỌC NGAY

Theo ông Bình, từ cách đây 2 năm, chúng ta đã nhận được thư của Liên hiệp quốc đề nghị Việt Nam cần phải xây dựng bộ Luật Tư pháp người chưa thành niên.

"Hiện nay, chúng ta đã có bản thảo dự luật và nếu thuận lợi thì tháng 10 tới đây sẽ được thông qua. Trước khi "nộp bài" cho Quốc hội thì chúng tôi mong muốn tham khảo tối đa ý kiến đóng góp trên tinh thần trách nhiệm, khoa học, cầu thị" - ông Bình nhấn mạnh.

Cũng theo chánh án Toà án nhân dân tối cao, bản dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên cơ bản đủ nghiêm khắc để bảo vệ an ninh trật tự xã hội nhưng cũng rất nhân văn, "mở đường" cho các cháu vi phạm có thể sửa chữa hành vi.

Bà Lesley Miller - phó trưởng đại diện UNICEF Việt Nam - đánh giá cao việc Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam mong muốn áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Bà Lesley Miller khuyến nghị luật phải có tính khả thi, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và nhấn mạnh việc đưa vào trường giáo dưỡng không phải biện pháp thích hợp. "Tước đoạt tự do cần phải xem như là biện pháp cuối cùng, việc giam giữ là không tốt cho trẻ vị thành niên và điều này thường dễ khiến trẻ tái phạm hơn" - bà Lesley Miller bày tỏ.

Băn khoăn với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Trình bày kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên, bà Shelley Casey - chuyên gia độc lập của UNICEF - đánh giá dự thảo luật của Việt Nam đã đưa ra nhiều điểm cải thiện, hỗ trợ tái hòa nhập cho người chưa thành niên. Tuy nhiên, một số biện pháp chuyển hướng áp dụng đang cao hơn so với khuyến nghị của quốc tế và thiếu tính khả thi.

Bà Shelley Casey - chuyên gia độc lập của UNICEF - khuyến nghị cần phải cân nhắc kỹ biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và không nên coi đây là biện pháp chuyển hướng dành cho người chưa thành niên - Ảnh: TIẾN THẮNG

Theo bà Shelley Casey, có bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy người dưới 20 tuổi thì não bộ chưa phát triển toàn diện nên thường có những hành vi bột phát, bốc đồng. Tuy nhiên, người chưa thành niên nếu bị kỳ thị, dán nhãn vi phạm thì sau này càng dễ trở thành tội phạm chuyên nghiệp, đó là lý do vì sao chúng ta phải có cách tiếp cận chuyên biệt dành cho trẻ vị thành niên, để đảm bảo các em được xử lý một cách chuyển hướng với mục tiêu cao nhất là sửa được lỗi lầm, không tái phạm.

"Việc xử lý chuyển hướng ở Việt Nam là điều rất mới nhưng chúng ta cần giảm thiểu việc tiếp xúc của trẻ vị thành niên với các cơ quan tiến hành tố tụng. Dự thảo luật hiện nay của Việt Nam có quy định nhưng lại chưa rõ áp dụng biện pháp chuyển hướng như thế nào, chúng tôi khuyến cáo các biện pháp đều cần phải có được sự đồng ý của người chưa thành niên" - bà Shelley Casey cho hay.

Cũng theo bà Shelley Casey, việc đưa vào trường giáo dưỡng không phải là biện pháp chuyển hướng và chuyện một trẻ vị thành niên vi phạm bị quản chế 6 tháng đến 2 năm là quá dài so với quốc tế, điều này tiêu tốn nguồn lực mà không hiệu quả.

"Đối với quốc tế, việc cảnh cáo thường chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút, đưa ra những cảnh cáo và không có thêm hành động nào hơn nữa. Tôi thấy biện pháp quản thúc tại gia đình trong dự thảo kéo dài tận 2 năm là quá nặng, các em chỉ được ra ngoài khi cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng làm thế nào để kiểm soát được vấn đề này và việc này tôi nghĩ cũng khó khả thi khi triển khai" - bà Shelley Casey bày tỏ.

Bà Shelley Casey khuyến nghị sửa dự thảo cho phù hợp yêu cầu quốc tế về xử lý chuyển hướng, có thể bỏ biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và thay vào đó là đưa ra kế hoạch chuyển hướng trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện đồng ý của người chưa thành niên và nguyên tắc can thiệp tối thiểu.

Phương án 2 là bỏ chương về "xử lý chuyển hướng" và chuyển "biện pháp xử lý chuyển hướng" thành "biện pháp tư pháp" do tòa án quyết định sau một phiên xét xử công bằng, thân thiện với người chưa thành niên.

Ông Nguyễn Hòa Bình - chánh án Tòa án nhân dân tối cao - nhấn mạnh sự cần thiết việc xây dựng luật chuyên biệt dành cho người chưa thành niên để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế - Ảnh: TIẾN THẮNG

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của chuyên gia UNICEF, ông Nguyễn Hòa Bình cho rằng những nội dung góp ý thể hiện sự chuyên sâu và mang lại nhiều gợi ý trong việc xây dựng luật.

Ông Bình cho biết khuyến cáo của UNICEF về việc không nên đưa biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì đây là một gợi ý cần nghiên cứu một cách thật chặt chẽ.

Tại sao cơ quan soạn thảo đề xuất đưa vào trường giáo dưỡng bởi theo luật hình thành thì chúng ta có 14 tội danh không được xử lý chuyển hướng, tuy nhiên chúng ta chỉ tập trung 5 tội danh liên quan xâm hại đến thân thể, tự do thì không được xử lý chuyển hướng, còn 9 tội danh được xử lý chuyển hướng bằng việc đưa vào trường giáo dưỡng.

"Việc nên coi là biện pháp tư pháp hay là biện pháp chuyển hướng cũng là bài toán để chúng ta cân nhắc. Dự thảo luật của chúng ta không hoàn toàn như quốc tế nhưng cũng tương đối nhân văn" - ông Bình bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm
Người đàn ông và con 3 tháng tuổi chết tư thế treo cổ

Người đàn ông và con 3 tháng tuổi chết tư thế treo cổ

20:40 03/10/2023

Khi người vợ đi chợ về nhà thì thấy chồng cùng con gái 3 tháng tuổi chết trong tư thế treo cổ.

Xe chở đoàn thiện nguyện gặp nạn trên cao tốc Nha Trang – Cam Lâm: Nhân chứng kể gì?

Xe chở đoàn thiện nguyện gặp nạn trên cao tốc Nha Trang – Cam Lâm: Nhân chứng kể gì?

20:30 03/07/2023

Tối 3/7, những người may mắn thoát nạn trên chiếc xe khách gặp nạn trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đang trở về TP.HCM. Nhiều người chưa hết ám ảnh khi nhắc đến vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra vào sáng cùng ngày. Là một thành viên trong đoàn từ thiện thuộc Hội đạo tràng Omani TP.HCM, bà Lâm Kiều Trinh (62 tuổi, trú TP.HCM) cho biết, vụ tai nạn làm ngón tay út của bà bị trật xương, sau khi được sơ cứu tại Trung tâm Y tế huyện Diên Khánh, bà cùng một...

Con đường nửa năm ngập như sông tại TPHCM được sửa chữa

Con đường nửa năm ngập như sông tại TPHCM được sửa chữa

21:10 01/11/2023

TPHCM - Ngày 1.11, đường An Phú Đông 35, Quận 12 chính thức được khởi công sửa chữa, lắp đặt cống. Người dân ở đây hi vọng sẽ sớm thoát...

Nghi phạm hiếp dâm cụ bà 85 tuổi bị bắt tạm giam

Nghi phạm hiếp dâm cụ bà 85 tuổi bị bắt tạm giam

13:40 21/10/2023

Trần H.H. - nghi phạm thực hiện hành vi hiếp dâm cụ bà 85 tuổi tại Vĩnh Linh (Quảng Trị) - đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Xem xét kỷ luật hiệu trưởng đánh vợ bị con gái đăng clip tố trên mạng xã hội

Xem xét kỷ luật hiệu trưởng đánh vợ bị con gái đăng clip tố trên mạng xã hội

17:00 19/07/2023

UBND huyện Bình Sơn đề nghị hoàn tất quy trình, ra quyết định kỷ luật đối với hiệu trưởng đánh vợ bị con gái viết status cùng clip đính kèm 'tố cáo' trên mạng xã hội.

Đoàn viên, NLĐ gửi gắm tâm tư, nguyện vọng đến Đại hội Công đoàn Cần Thơ

Đoàn viên, NLĐ gửi gắm tâm tư, nguyện vọng đến Đại hội Công đoàn Cần Thơ

17:00 08/08/2023

Đại hội Công đoàn TP Cần Thơ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028 diễn ra trong 2 ngày 8-9.8.2023. Trước thềm khai mạc chính thức, đoàn viên, người...

Thủ tướng ra chỉ thị tăng cường phối hợp phòng chống bạo lực học đường

Thủ tướng ra chỉ thị tăng cường phối hợp phòng chống bạo lực học đường

11:20 27/01/2024

Tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên vẫn còn diễn biến phức tạp.

Ba ngày ghi nhận 2.272 ca COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục ra công văn khẩn

Ba ngày ghi nhận 2.272 ca COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục ra công văn khẩn

21:00 17/04/2023

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 ngày từ 5/4 đến 11/4 cả nước ghi nhận 639 ca mới, trung bình 90 ca mắc mỗi ngày. Qua phân tích 639 ca, ghi nhận 193 trường hợp từ 50 tuổi trở lên (chiếm 30,2%). Số người nhập viện cũng có xu hướng tăng và có 10 ca nặng. Riêng 3 ngày qua (14, 15 và 16/4), 2.272 người mắc mới, trung bình mỗi ngày 757 ca mắc. Để chủ động ứng phó dịch bệnh, bảo đảm thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả...

Nhiều bãi giữ xe chiếm vỉa hè trước bệnh viện, Sở GTVT TP.HCM yêu cầu khẩn trương thu hồi

Nhiều bãi giữ xe chiếm vỉa hè trước bệnh viện, Sở GTVT TP.HCM yêu cầu khẩn trương thu hồi

10:30 11/05/2023

Nhiều vỉa hè quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm TP.HCM bị lấn chiếm làm bãi giữ xe tự phát, Sở Giao thông vận tải TP.HCM yêu cầu sớm thu hồi trả lại vỉa hè.

Co loi xay ra
Co loi xay ra