Năm 2022, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số lượng học sinh ở New Zealand, trong đó du học bậc trung học được quan tâm nhất.
Ngày hội du học New Zealand sáng 15/10 tại Hà Nội có đại diện của hơn 30 đơn vị giáo dục, thu hút khoảng 300 học sinh và phụ huynh tham dự.
Ông Ben Burrowes, Giám đốc khu vực châu Á của Cơ quan Giáo dục New Zealand, cho hay năm 2022, Việt Nam trở thành nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất từ khu vực Đông Nam Á du học tại New Zealand.
Xu hướng này khác với một số nước trong khu vực như Nhật Bản. Sinh viên Nhật thường đến New Zealand học các khóa ngắn hạn, từ 1 tuần đến 6 tháng. Trong khi đó, sinh viên Việt Nam đến và ở lại lâu hơn vì muốn hoàn thành trung học, sau đó ở lại để học đại học. Điều này thể hiện sự ưu ái đối với môi trường học tập tại New Zealand.
"Chúng tôi muốn chào đón học sinh quốc tế như sinh viên Việt Nam và khuyến khích họ tham gia vào cuộc sống và học tập tại New Zealand", ông Ben nói.
Theo ông Ben, trung học hiện là bậc học có nhiều học sinh Việt Nam quan tâm nhất. Giai đoạn 2017-2019 chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục 80% và hiện tỷ lệ đó đang trên đà phục hồi sau khi New Zealand mở cửa biên giới hồi tháng 8 năm ngoái.
Ông giải thích du học trung học ngày càng được phụ huynh và học sinh quan tâm là do New Zealadn có môi trường học tập cởi mở giúp người học có khả năng suy nghĩ độc lập. Đây là sự tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh.
"Chúng tôi có chương trình giáo dục quốc gia gọi là NCEA (Chứng chỉ Giáo dục Quốc gia New Zealand) cho phép học sinh học các môn cốt lõi như STEM, sau đó có thể tự chọn các môn phù hợp với năng lực và đam mê cá nhân", ông Ben cho hay.
Học sinh có thể tự tạo ra lộ trình học tập riêng cho mình từ khi còn rất trẻ. Điều này thu hút các gia đình Việt Nam, bởi họ thấy rằng các em được khuyến khích suy nghĩ độc lập và học cách đưa ra quyết định của mình.
Sau Covid-19, New Zealand tái khởi động Học bổng Chính phủ New Zealand bậc Trung học (NZSS) dành riêng cho học sinh Việt Nam.
"Chúng tôi chọn Việt Nam vì nhận ra rằng ở đây có nhiều học sinh xuất sắc, không chỉ học thuật mà còn những giá trị mà họ mang ra khỏi phạm vi lớp học", ông Ben cho biết.
Bà Robbie Pickford, đại diện tuyển sinh quốc tế của hai trường trung học nội trú King's College và Woodford House, cho hay yêu cầu đầu vào của trường gồm điểm IELTS từ 5.5 và bảng điểm. Để được nhận vào trường, học sinh cũng sẽ phải trải qua vòng phỏng vấn.
"Điểm tiếng Anh là quan trọng nhất vì khi sang nước ngoài học tập, giáo viên giảng nhanh, bạn không thể theo được bài học. Nếu có tiếng Anh tốt, học sinh sẽ tự tin hơn trong các hoạt động tương tác, thuyết trình, tranh biện hay đặt câu hỏi", đại diện trường nói.
Bậc trung học chỉ yêu cầu trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 bởi trẻ học nhanh. Hơn nữa, các em sống ở trường nội trú, xung quanh là các bạn quốc tế và bản địa nên buộc phải nói tiếng Anh nên sẽ cải thiện nhanh. Các trường cũng có các khóa tiếng Anh hỗ trợ cho các sinh viên chưa tốt.
Học phí hằng năm của Woodford House và King's College dao động khoảng 400-670 triệu đồng. Với 20 năm kinh nghiệm tuyển sinh quốc tế, bà Robbie khuyên trước khi du học, học sinh nên cải thiện trình độ tiếng Anh để có thể hòa nhập với xã hội New Zealand. Do du học ở độ tuổi nhỏ nên các em cũng cần cởi mở trong việc học hỏi các phong cách ở môi trường mới.
Khác với bậc trung học, bậc đại học chú trọng nhất điểm trung bình học tập GPA trong xét tuyển đầu vào. Đại học Waikato có nhiều suất học bổng cho sinh viên Việt Nam lên tới 15.000 NZD (trên 215 triệu đồng) cho cả khóa học. Để giành học bổng này, ứng viên cần có GPA từ 8.5 trở lên và IELTS 6.0 (không band nào dưới 6).
"Ứng viên nên chú ý cải thiện điểm GPA vì đây là yếu tố quyết định, giúp trường đánh giá khả năng học tập của bạn", ông Quân Đặng, Quản lý vùng của Đại học Waikato, nói.
Trường có thế mạnh trong các ngành liên quan tới Kinh doanh, Kỹ thuật. Đây cũng là các ngành thu hút đông sinh viên Việt Nam theo học nhất. Học phí trung bình của trường ở bậc cử nhân dao động 28.000-41.000 NZD (400-590 triệu đồng)/năm. Hiện trường có khoảng 100 sinh viên Việt Nam ở tất cả cấp học.
Đang học lớp 10 một trường THPT ở Hà Nội, Trịnh Hoàng Nam cùng mẹ tới triển lãm tìm hiểu thông tin về ngành Khoa học máy tính và Kiến trúc. Nam cho biết em có thể sang New Zealand từ lớp 11 hoặc xong lớp 12. Nếu đi từ lớp 11, tùy vào điểm GPA, em sẽ phải học khóa dự bị đại học từ 4 đến 8 tháng.
"Yêu cầu đầu vào của các trường cũng không quá khó khăn. Em sẽ phải cố gắng GPA cao nếu muốn nhận học bổng", Nam cho hay.
Triển lãm du học New Zealand là hoạt động thường niên do chính phủ New Zealand tổ chức nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam chủ động hoạch định tương lai nghề nghiệp. Năm ngoái, sự kiện thu hút khoảng 1.000 người tham dự ở cả hai điểm tổ chức Hà Nội và TP HCM.
Bình Minh
Xét xử nhóm giang hồ Phú Quốc nổ súng làm chết 2 người và làm 6 người bị thương, tòa chỉ tuyên 3 mức án chung thân, không có án tử hình.
Học sinh không cần có hộ khẩu vẫn được dự thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TP.HCM. Tuy nhiên, vẫn có 3 đối tượng không được dự thi.
Thiếu giáo viên và thiếu sách giáo khoa ở các trường học miền núi, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị xoay xở tìm cách khắc phục.
Người dân tá hỏa phát hiện trưởng công an phường Điện An chết trong tư thế treo cổ ở nhà xe cơ quan này.
Philippines cho rằng Trung Quốc đã giăng các phao nổi nhằm ngăn ngư dân nước này đánh cá ở khu vực bãi cạn Scarborough tại Biển Đông.
Tổng thống Nga Putin chúc mừng tập đoàn đánh thuê Wagner kiểm soát Bakhmut, trong khi Ukraine vẫn khẳng định đang chiến đấu ở thành phố này.
Những người tìm cách “kích động bất ổn” ở Iran bị bắt có liên quan đến các nhóm chống Hồi giáo, Tổ chức Mujahedin-e Khalq chống Iran cũng như các điệp viên của Pháp.
Trong tuần qua, Jakarta và các vùng lân cận đã thường xuyên ghi nhận mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao gấp nhiều lần mức khuyến nghị của WHO, vượt xa các thành phố ô nhiễm nghiêm trọng khác.
Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Thạch Thất, Hà Nội) đã có thông tin về vụ việc thầy giáo xưng 'mày tao', thoá mạ học sinh ngay trên bục...