Dự án “Power of Siberia 2” từ lâu đã bị sa lầy vào các vấn đề chính như giá khí đốt và mức cung cấp. Tuy nhiên, trước chuyến thăm Mông Cổ, Tổng thống Putin đã xác nhận công tác chuẩn bị, bao gồm nghiên cứu khả thi và kỹ thuật, đang được tiến hành theo đúng kế hoạch.
Tổng thống Putin tới Mông Cổ thảo luận về dự án khí đốt nối Nga-Trung Quốc |
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến sân bay Ulaanbaatar, Mông Cổ, ngày 2/9. (Nguồn: Sputnik) |
Điện Kremlin ngày 2/9 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Mông Cổ - quốc gia dự kiến nằm trên tuyến đường ống dẫn khí đốt mới nối Nga với Trung Quốc - Power of Siberia 2. Đây là chuyến thăm chính thức lần đầu tiên sau 5 năm của Tổng thống Nga tới Mông Cổ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Putin dự kiến sẽ hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Ukhnaagiin Khurelsukh, vào ngày 3/9.
Nga đã đàm phán với Trung Quốc trong nhiều năm về dự án xây dựng đường ống vận chuyển 50 tỷ m3 khí đốt thiên nhiên mỗi năm từ khu vực Yamal của Nga đến Trung Quốc qua Mông Cổ.
Nga đang cân nhắc khả năng cung cấp "khí đốt giá rẻ" cho Mông Cổ nếu đường ống Power of Siberia-2 tới Trung Quốc được xây dựng, Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Mông Cổ Onoodor.
Tổng thống Nga Putin thông báo, các công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho một thỏa thuận liên chính phủ về việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ cho Mông Cổ với mức giá ưu đãi. Ông Putin khẳng định, Moscow luôn "đáp ứng các yêu cầu của những người bạn Mông Cổ của chúng tôi để hỗ trợ đáp ứng nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng của họ với mức giá ưu đãi".
Ông nói thêm rằng, Nga và Mông Cổ "đã có nhiều thập kỷ hợp tác hiệu quả" và việc phát triển quan hệ đối tác này "đã và vẫn là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại của Nga".
Nếu mọi việc diễn ra như Tổng thống Putin tiết lộ, thì đây là những thông tin mới nhất liên quan Dự án Power of Siberia 2, sau động thái của chính phủ Mông Cổ - bỏ phiếu không đưa đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dài 2.594 km Power of Siberia 2 kết nối Nga-Trung Quốc qua lãnh thổ của mình vào kế hoạch chi tiêu trong 4 năm tới - một dấu hiệu cho thấy siêu dự án có thể bị hoãn. Và phía Mông Cổ không mong đợi dự án đầy tham vọng này sẽ bắt đầu xây dựng trong khoảng thời gian này.
Ngoài ra, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Power of Siberia 2 sẽ đưa khí đốt đến miền Bắc Trung Quốc, cũng không chắc chắn vì phải đối mặt với sự cạnh tranh từ sự chuyển dịch ngày càng tăng sang năng lượng tái tạo và chiến lược rộng hơn của Bắc Kinh nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ nhà xuất khẩu nào.
Theo phân tích của chuyên gia Joseph Webster, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, "việc tiếp cận thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu của miền Bắc Trung Quốc đang mở rộng và thị trường LNG toàn cầu có khả năng sẽ vẫn dư cung trong phần còn lại của thập kỷ này. Ngoài ra, miền Bắc Trung Quốc có thể khai thác thêm khối lượng từ sản xuất trong nước và các tuyến đường ống hiện có từ Trung Á đến Trung Quốc".
Việc phê duyệt đường ống dự kiến sẽ làm thay đổi vận may hiện tại của Gazprom bằng cách gắn chặt hơn nữa với một thị trường tiêu dùng lớn, nhưng lập trường cứng rắn của Bắc Kinh cũng nhấn mạnh rằng, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến ông Putin mất đòn bẩy.
Việc ký kết một thỏa thuận về một dự án rộng lớn như Power of Siberia 2 vô cùng phức tạp, nhưng Trung Quốc rõ ràng tin rằng, họ đang nắm giữ những "quân bài" tốt hơn.
Trước đó, việc trì hoãn dự án Power of Siberia 2 khiến giới truyền thông quốc tế đặt nhiều câu hỏi, cho rằng "tình hữu nghị Bắc Kinh-Moscow có ranh giới", bất chấp tuyên bố nổi tiếng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, rằng quan hệ song phương "không có giới hạn".
Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh được cho là đang "nới lỏng" hợp tác năng lượng với Nga và thắt chặt quan hệ với Turkmenistan, khi tuyến đường ống mới nối Trung Quốc-Turkmenistan dường như có một số lợi thế rõ ràng hơn. Cho đến nay, vào năm 2024, Turkmenistan đang vượt qua Nga về cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, xét về mặt doanh thu.
Một báo cáo do một hãng tin tức của Uzbekistan Spot.uz, công bố cho biết, Turkmenistan là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7/2024, xuất khẩu 5,67 tỷ USD khí đốt. Nga đứng thứ hai với doanh số 4,69 tỷ USD.
Tuy nhiên, như chuyên gia Webster lưu ý, Power of Siberia-2 và đường ống Trung Quốc-Turkmenistan cung cấp cho các khu vực khác nhau của Trung Quốc và không nhất thiết phải đặt ra lựa chọn phải hủy bỏ đường ống kia, mặc dù "nhu cầu khí đốt tự nhiên trong tương lai và thậm chí hiện tại của Trung Quốc vẫn là một điểm mù phân tích lớn".
Dự án Power of Siberia 2 là một phần trong chiến lược của Nga nhằm bù đắp cho phần lớn nguồn doanh thu từ khí đốt bị mất tại châu Âu - nơi mà "ông lớn" dầu khí Nga Gazprom đã từng cung cấp hơn 150 tỷ m3 khối khí đốt mỗi năm, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Đây là dự án kế tiếp của tuyến đường ống cùng tên hiện nay, vốn đã cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc và dự kiến sẽ đạt công suất theo kế hoạch là 38 tỷ m3 mỗi năm vào năm 2025.
Ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng trước làn sóng trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU), khẳng định bất kỳ hành động không thân thiện nào của phương Tây sẽ gặp phải “phản ứng cần thiết”.
Mới đây, UBND huyện Gia Viễn đã lập dự án di dời 9 hộ này với tổng kinh phí 55 tỉ đồng.
Ngày 10.6, thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam cho biết, cơ quan này vừa có văn bản gửi Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; UBND...
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh ngân sách phục vụ dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ không thiếu, chỉ thiếu quyết tâm và trách nhiệm mới dẫn đến chuyện chậm trễ.
Giá tiêu hôm nay 14/6/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.000 - 160.000 đồng/kg.
Ngày 16/2, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản báo tin mừng về nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của UBND TPHCM, các Sở, ngành tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền của UBND TP trong thời gian tới đây. Theo đó, vào chiều 15/2, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại một số dự án bất động sản theo đề xuất của Hiệp hội Bất động sản...
Đoàn 50 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ sẽ tới thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 18-21/3 tới. Theo thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), đây là phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ tới Việt Nam kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.
Các cán bộ, kỹ sư, công nhân thuộc Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVNCHMC) tham gia hỗ trợ thi công xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố nối.
Nông dân trồng khoai tây theo chương trình hợp tác có thu nhập cao hơn trồng các loại hoa màu khác 3 lần.