Dự án Luật Căn cước: Đại biểu Quốc hội đề xuất không bỏ mục quê quán trên thẻ căn cước

08:50 23/06/2023

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 22/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước.

Dự án Luật Căn cước: Đại biểu Quốc hội đề xuất không bỏ mục quê quán trên thẻ căn cước
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đóng góp một số nội dung cụ thể vào dự án Luật Căn cước.

Các đại biểu Quốc hội nhất trí sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng Chính phủ điện tử, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực.

Tin liên quan
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sẽ thay thế hoặc điều chuyển cán bộ, công chức không dám làm, né tránh
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sẽ thay thế hoặc điều chuyển cán bộ, công chức không dám làm, né tránh

Đề xuất không bỏ mục quê quán trên thẻ căn cước

Đánh giá hồ sơ dự án Luật Căn cước được chuẩn bị công phu, nghiêm túc và có chất lượng cao, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đóng góp một số nội dung cụ thể.

Về thông tin của công dân được thu thập, tích hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Điều 10), dự thảo Luật quy định có 24 nhóm thông tin của công dân được thu thập, tích hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tuy nhiên, ở khoản cuối cùng của Điều này quy định: Ngoài những thông tin nêu trên còn thu thập, tích hợp cả những thông tin khác của công dân được chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đại biểu đề nghị cân nhắc thêm về các quy định này, bởi các cơ sở dữ liệu chuyên ngành rất nhiều như chuyên ngành y tế, giáo dục, lao động, thuế, chứng khoán...

Đồng thời, dự thảo Luật quy định "những thông tin khác của công dân" chưa rõ là những thông tin gì, băn khoăn việc có những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của công dân. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát để quy định cụ thể "những thông tin khác của công dân" ngay trong Luật.

Liên quan đến các chủ thể được khai thác thông tin (Điều 11), dự thảo Luật quy định: Các chủ thể được khai thác thông tin gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, các thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư rất rộng, ví dụ số điện thoại của công dân nếu không được quản lý phù hợp sẽ gây phiền cho công dân. Bên cạnh đó, mỗi cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên mục đích và phạm vi khai thác là khác nhau.

Chẳng hạn, cơ quan cảnh sát giao thông chỉ có nhu cầu khai thác thông tin liên quan đến giấy phép lái xe, còn các cơ quan địa chính chỉ có nhu cầu khai thác thông tin liên quan đến đất đai, nhà cửa của công dân.

"Dự thảo Luật chỉ quy định các chủ thể khai thác thông tin mà lại không quy định phạm vi khai thác thông tin và giao cho Chính phủ quy định. Các thông tin liên quan trực tiếp đến cá nhân công dân và cả những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của công dân. Tôi đề nghị quá trình chỉnh lý phải rà soát, quy định cụ thể ngay trong Luật phạm vi khai thác của các chủ thể, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ", đại biểu nêu.

Đối với các thông tin trên thẻ căn cước công dân (Điều 19), dự thảo Luật đã điều chỉnh một số thông tin trên thẻ căn cước so với Luật hiện hành, trong đó có bỏ mục quê quán. Đại biểu cho rằng, trong bối cảnh đẩy mạnh xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước, việc điều chỉnh các thông tin trên thẻ căn cước là phù hợp; tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm về việc bỏ mục quê quán ở trong thẻ căn cước.

Đại biểu phân tích, Điều 3 dự thảo Luật quy định "căn cước giúp cho việc nhận diện lai lịch của một con người". Theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ có các cơ quan, tổ chức được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sử dụng những thiết bị chuyên dụng được Bộ Công an kiểm tra, đánh giá mới có thể khai thác được những thông tin tích hợp trong thẻ căn cước.

Các giao dịch hằng ngày với các chủ thể khác và có nhu cầu phải sử dụng thẻ căn cước này để nhận diện lai lịch của một con người. Do đó, đại biểu đề xuất không nên bỏ mục quê quán trên thẻ căn cước.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại phiên họp chiều nay 22/6.

Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, dự án Luật Căn cước là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác quản lý dân cư, căn cước, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự và nhiều tiện ích khác, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của nước ta.

Bộ trưởng đã tóm tắt các ý kiến đại biểu, tập trung vào 10 nhóm vấn đề chính gồm: sự cần thiết ban hành; tính thống nhất, tính khả thi; tên gọi; nội dung trong thẻ căn cước; quy định cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước… Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu, tiếp tục nghiên cứu, giải trình báo cáo Quốc hội.

Về sự cần thiết ban hành, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, các ý kiến đều nhất trí ban hành Luật Căn cước và đánh giá cao sự chuẩn bị hồ sơ của Chính phủ; khẳng định trong hồ sơ dự án Luật đảm bảo theo quy định của pháp luật, đã tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của các đại biểu Quốc hội.

“Đa số đại biểu cho rằng, quy định trong dự thảo tương đồng với pháp luật của nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển và phù hợp với quy định của Hiến pháp, không xung đột với các luật khác”, Bộ trưởng cho biết.

Về tên gọi của dự án Luật, đa số đại biểu nhất trí tên gọi Luật Căn cước nhằm đảm bảo tính bao quát, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật”. Một số đại biểu đề nghị giữ nguyên tên gọi Luật Căn cước công dân như hiện nay.

Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục báo cáo Chính phủ và phối hợp với các cơ quan liên quan của Quốc hội để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật cho phù hợp, đảm bảo hoàn thiện cả về nội dung và kỹ thuật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2023).

Có thể bạn quan tâm
Hải Dương: Công trình vi phạm trên đất nông nghiệp bị cưỡng chế...vẫn còn “góc khuất“?

Hải Dương: Công trình vi phạm trên đất nông nghiệp bị cưỡng chế...vẫn còn “góc khuất“?

17:00 08/04/2023

Công trình vi phạm đã được cưỡng chế Vừa qua, UBND xã An Thượng (thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã tổ chức cưỡng chế tháo dỡ phần công trình vi phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của hộ bà Vũ Thị Sau tại khu dân cư số 1. Theo quyết định cưỡng chế, hộ gia đình bà Vũ Thị Sau ở khu dân cư số 1 bị cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, vi phạm với diện tích 26,8m2, công trình nhà vệ sinh, sân xung quanh vườn, mái che tại...

Thi công thủy điện Cam Ly Đà Lạt gây sạt lở

Thi công thủy điện Cam Ly Đà Lạt gây sạt lở

15:00 30/07/2024

Đơn vị thi công khi đào đắp xây đường ống ngầm thuộc công trình thủy điện Cam Ly, TP Đà Lạt gây sạt lở đường giao thông.

Khánh thành công trình chào mừng 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang

Khánh thành công trình chào mừng 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang

13:10 15/10/2023

Ngày 15.10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ khánh thành công trình Cầu Thới An (xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).

Nâng mức kỷ luật lên cảnh cáo một hiệu trưởng trường tiểu học ở quận Bình Tân

Nâng mức kỷ luật lên cảnh cáo một hiệu trưởng trường tiểu học ở quận Bình Tân

12:40 18/12/2023

Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng (quận Bình Tân, TP.HCM) Nguyễn Thị Hồng Nhung bị kỷ luật cảnh cáo thay hình thức kỷ luật khiển trách trước đó.

Sóng to đánh chìm tàu hàng, 5 thuyền viên được tàu cá cứu

Sóng to đánh chìm tàu hàng, 5 thuyền viên được tàu cá cứu

20:00 11/03/2023

Bình Thuận - Tàu hàng Tuấn Tú 09 đang hành trình trên biển thì bị sóng to đánh chìm , trên tàu có 7 thuyền viên. Một tàu cá đã...

Vùng núi Quảng Nam bị sạt lở bủa vây, sơ tán dân trong đêm

Vùng núi Quảng Nam bị sạt lở bủa vây, sơ tán dân trong đêm

12:10 19/09/2024

Ảnh hưởng bão số 4, nhiều khu vực ở huyện miền núi Quảng Nam bị sạt lở, địa phương này cũng đã sơ tán người dân ở các điểm dân cư có nguy cơ sạt lở cao đến nơi trú ẩn an toàn.

Dạy con thế nào để tránh bị dụ dỗ, bắt cóc?

Dạy con thế nào để tránh bị dụ dỗ, bắt cóc?

19:20 09/04/2024

Sự việc hai bé gái bị người phụ nữ lạ dẫn dụ ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM, sau đó được công an giải cứu khiến phụ huynh giật mình: sao trẻ con dễ bị dụ đến vậy?

Công an bác tin có người đào được kỳ nam giá 10 tỷ đồng ở Phú Yên

Công an bác tin có người đào được kỳ nam giá 10 tỷ đồng ở Phú Yên

17:40 09/04/2024

Chiều 9/4, thông tin tới VTC News, lãnh đạo Công an thị xã Đông Hòa cho biết: “Qua điều tra, xác minh ban đầu, thông tin có người đào được kỳ nam giá 10 tỷ đồng là tin đồn thất thiệt. Ngày hôm nay, không còn người dân nào đến rừng phòng hộ Đèo Cả tìm trầm nữa”. Hiện, Công an thị xã Đông Hòa đang triển khai các biện pháp nghiệp vụ xác minh, điều tra, làm rõ nguồn tin đồn thổi để xử lý theo quy định pháp luật. Theo một số...

Khai thác cầu tạm giúp giảm ùn tắc cửa ngõ Tân Sơn Nhất

Khai thác cầu tạm giúp giảm ùn tắc cửa ngõ Tân Sơn Nhất

15:50 15/04/2024

Cầu vượt tạm dài gần 70 m, ba làn xe, ở giao lộ Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện khai thác giúp giảm kẹt xe cửa ngõ sân bay khi thi công hầm chui.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới