TPO - Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng được khởi công giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn thì đến nay dự án vẫn chưa xác định được thời gian hoàn thành cuối cùng.
Dự án giải quyết ngập do triều đã thi công được hơn 90% khối lượng công việc nhưng dự án đang tạm dừng thi công từ ngày 15/11/2020 cho đến nay.
Trả lời báo chí tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội chiều 4/7, ông Quách Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM - khẳng định, TPHCM đã báo cáo tổ công tác Chính phủ về khó khăn vướng mắc của dự án. Thành phố đã đề xuất giải pháp Chính phủ ban hành Nghị quyết mới để giải quyết vướng mắc liên quan đến cơ chế thanh toán, huy động vốn, điều chỉnh tổng mức đầu tư nhằm sớm thi công công trình trở lại.
“Nếu được tổ công tác Chính phủ tháo gỡ khó khăn thì nhà đầu tư cam kết sẽ hoàn thành công trình trong vòng 6 đến 8 tháng kể từ ngày được giải ngân”, ông Tuấn khẳng định.
Tiền Phong Ông Quách Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - trả lời tại họp báo. Ảnh: Thành Nhân. 1 |
Ông Quách Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - trả lời tại họp báo. Ảnh: Thành Nhân. |
Ông Tuấn thông tin thêm, nguyên nhân dự án tạm dừng thi công trong thời gian qua do đã hết thời hạn giải ngân tái cấp vốn từ tháng 9/2020. Từ đó đến nay, Ngân hàng Nhà nước dừng giải ngân cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để tiếp tục cho nhà đầu tư vay thực hiện dự án.
Trên cơ sở báo cáo của UBND TPHCM, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 40 vào tháng 4/2021 cho phép thành phố được tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo cơ chế đặc thù được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và các thủ tục đã được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhằm bảo đảm lợi ích về kinh tế - xã hội, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư.
Ngày 31/1/2023, UBND thành phố ký kết phụ lục hợp đồng BT và biên bản thỏa thuận với nhà đầu tư để tiếp tục triển khai thực hiện. Tuy nhiên, một số khó khăn vướng mắc phát sinh mới liên quan đến cơ chế thanh toán hợp đồng BT, nguồn vốn để thi công hoàn thành công trình.
Tiền Phong Cống ngăn triều Bến Nghé hiện đạt 97% khối lượng và tạm dừng thi công gần 3 năm qua. Ảnh: H.H. 1 |
Cống ngăn triều Bến Nghé hiện đạt 97% khối lượng và tạm dừng thi công gần 3 năm qua. Ảnh: H.H. |
Giữa tháng 5 vừa qua, Công ty Trung Nam (nhà đầu tư) có văn bản thông báo gửi đến UBND TPHCM về việc sẽ bắt đầu huy động nhân sự để thi công trở lại cống Bến Nghé từ ngày 1/6.
Nhà đầu tư có kiến nghị UBND TPHCM sớm chấp thuận bãi đổ bùn đất để có thể triển khai thi công nạo vét, thảm đá gia cố lòng sông đồng thời kiến nghị cấp phép thi công các hạng mục trên bờ.
Với các kiến nghị nêu trên, UBND TPHCM đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng nghiên cứu, tham mưu giải quyết. Hiện nay các đơn vị đang tham mưu UBND TPHCM nhằm tạo điều kiện sớm thi công hạng mục cống Bến Nghé.
Nhằm kiểm soát ngập do triều cường cho diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố, tháng 6/2016, TPHCM đã triển khai Dự án giải quyết ngập do triều, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Dự án có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Trung Nam đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Quy mô dự án gồm xây dựng 6 cống kiểm soát triều (cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định), xây dựng đoạn đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh và nhà quản lý cùng hệ thống điều khiển…
Công trình dự kiến sẽ hoàn thành sau 3 năm. Tuy nhiên, vì vướng mắc trong các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, phương thức thanh toán… dự án đã bị tạm ngưng thi công vào các năm 2018 và 2020. Đến nay, dự án đang chờ cơ quan có thẩm quyền cấp vốn để tiếp tục thi công, hoàn thiện các phần việc còn lại.
Ngày 6-3, Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) cho biết đang tạm giữ nhóm chín thanh thiếu niên dùng hung khí định chống trả lực lượng công an.
TP - Chỉ trong một tuần, hàng trăm hộ dân ở Hải Dương và Hà Tĩnh bất ngờ rơi vào tình trạng trắng tay vì thủy hải sản chăn nuôi bất ngờ chết hàng loạt.
HUẾ - Vụ xe ôtô con mất lái gây tai nạn liên hoàn ở TP Huế sáng 12.1 được điều khiển bởi tài xế đã 80 tuổi.
Ngày mai 12-6, TAND tỉnh Nghệ An sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bà Lê Thị Dung vốn đã lãnh án 5 năm tù ở tòa sơ thẩm.
Công đoàn và chuyên môn Cảng Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị biểu dương con cán bộ, công nhân viên học giỏi, đạt giải cao năm học 2022 -...
Công an huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) vừa khởi tố và bắt tạm giam 2 thanh niên có hành vi dùng dao tự chế cùng 4 đối tượng khác đi giải quyết quyết mâu thuẫn.
Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên phạt Nguyễn Thị Thu Hà - giám đốc doanh nghiệp - 16 năm tù về hành vi lừa bán đất nền, chiếm đoạt tài sản.
Liên tiếp trong hai ngày 31 và 1/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, Hà Giang, đã tiếp nhận cùng lúc 11 cháu nhỏ từ 3 đến 12 tuổi bị ngộ độc do ăn quả hồng châu.
Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, Tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng...