TPO - Tỉnh Đồng Nai quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất Cụm công nghiệp Long Giao, huyện Cẩm Mỹ với diện tích 56 ha.
Ngày 4/10, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất khu đất Cụm công nghiệp Long Giao tại thị trấn Long Giao và xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ.
Lợi thế cụm công nghiệp Long Giao nằm gần trục trung tâm huyện Cẩm Mỹ |
Lợi thế cụm công nghiệp Long Giao nằm gần trục trung tâm huyện Cẩm Mỹ |
Khu đất nói trên có diện tích 56 ha đã nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Cẩm Mỹ được UBND tỉnh phê duyệt. Mục đích đấu giá là làm cụm công nghiệp chuyên ngành chế biến nông sản thực phẩm. Khu đất này có mặt bằng sạch, trên đất chưa có hạ tầng kỹ thuật nhưng đã có đường giao thông kết nối vào dự án.
UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Tài nguyên và môi trường lập thủ tục xác định giá khởi điểm trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
Cùng với cụm công nghiệp, UBND tỉnh Đồng Nai cũng ban hành quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng thửa đất đối với khu đất dịch vụ có diện tích hơn 4,1 ngàn m2 tại thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, mục đích sử dụng là đất thương mại.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và môi trường lập thủ tục xác định giá khởi điểm trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Trước đó, tháng 8/2023, UBND tỉnh đã có các quyết định ban hành phương án đấu giá, về đấu giá quyền sử dụng khu đất nói trên với giá khởi điểm hơn 8,8 tỷ đồng. Qua các lần đăng thông báo, khu đất chưa đấu giá thành công.
Theo kế hoạch của tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2021-2025, sẽ đưa ra đấu giá 51 khu đất với diện tích gần 2 ngàn ha, thu về khoảng 45 ngàn tỷ đồng. Số tiền này sẽ được tỉnh đầu tư cho các công trình dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do một số vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy hoạch chi tiết 1/500, định giá tài sản trên đất, khó tìm đơn vị tư vấn giá đất khởi điểm… đã khiến cho nhiều khu đất không thể đưa ra đấu giá đúng theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản “đóng băng” khiến cho việc đấu giá đất cũng gặp khó khăn. Trong năm 2021 và 2022, thu từ đấu giá đất của tỉnh chỉ đạt được 5,6 ngàn tỷ đồng; còn năm 2023 và từ đầu năm đến nay không có khu đất nào đấu giá thành công.
Các tỉnh phía Nam có tiềm năng, nguồn lực lao động rất lớn, tuy nhiên, người lao động (NLĐ) của các địa phương này đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu...
“Sau khi khách gồm 16 người ăn xong không phản ánh trực tiếp hay trao đổi gì với nhà hàng, chỉ khi về thì mới đăng tải nội dung trên lên mạng xã hội. Trong khi đó, trước khi ăn chúng tôi đã thỏa thuận về giá”, anh Thanh chủ nhà hàng bị tố 'chặt chém” trao đổi với PV Tiền Phong.
Ngoài thị trường Trung Quốc, ASEAN cũng là thị trường đầy tiềm năng cho đường chế biến của Thái Lan.
Đất thừa kế muốn làm sổ đỏ cần đáp ứng đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Dưới đây là 5 bước cơ bản người dân cần nắm rõ khi làm...
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Rất nhiều người dân Đà Nẵng đã cùng chia sẻ thông tin và tìm kiếm 30 cuốn hộ chiếu của một bưu tá không may đánh rơi trong quá trình vận chuyển.
Đường sắt Bắc Nam qua xã Đức Liên, huyện Vũ Quang bị sạt lở nhiều điểm, hành khách được trung chuyển bằng ôtô qua cung đường này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).
Ngày 2/9, Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công thương thông báo về Quyết định số 2302/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester.