Sáng ngày 21/6, khi đang ngồi trò chuyện, Đại sứ Vũ Đăng Dũng đột ngột thông báo Bác Vũ Khoan đã qua đời. Một nỗi buồn tự nhiên xâm chiếm tâm hồn tôi và gợi nhớ cho tôi về những kỷ niệm của Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.
Đồng chí Vũ Khoan với Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế |
Đồng chí Vũ Khoan dự Hội nghị Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tháng 10/2016, đúng vào dịp sinh nhật của ông. |
Năm 1993, để góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, công tác nghiên cứu và thông tin đối ngoại; trước sự lớn mạnh về đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng viên; và được phép của Bộ Ngoại giao, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Bộ Văn hoá - Thông tin (Giấy phép số 727/BC-GPXB), Học viện Quan hệ Quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao) đã cho xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (3 tháng/1 số) trên cơ sở nội san “Thông tin Quan hệ Quốc tế”.
Mục đích là để giới thiệu những bài nghiên cứu khoa học về Quan hệ Quốc tế, chính sách đối ngoại của các nước và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, Tạp chí là diễn đàn trao đổi khoa học về các vấn đề quốc tế có liên quan trực tiếp đến an ninh và phát triển của Việt Nam.
Năm 1996, trước nhu cầu và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ của Học viện, được phép của Bộ Ngoại giao, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Bộ Văn hoá - Thông tin, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế đã cho xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế tiếng Anh (International Studies 6 tháng/1 số).
Năm 2005, căn cứ Quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế đã được nâng cấp theo Giấy phép hoạt động báo chí mới số 167/GP-BVHTT với cơ quan chủ quản báo chí là Bộ Ngoại giao (thay vì là Học viện QHQT như trước đây). Giấy phép này cho phép xuất bản cả Tạp chí tiếng Việt (3 tháng/1 số) và tiếng Anh (6 tháng/1 số). Tạp chí trở thành “diễn đàn nghiên cứu khoa học về các vấn đề quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại” của tất cả cán bộ trong và ngoài Bộ Ngoại giao. Đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành của Tạp chí được mở rộng tới toàn xã hội, trên khắp đất nước.
Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế bắt đầu xuất bản số đầu tiên vào tháng 9/1993, khi đó Đại sứ Đào Huy Ngọc (1932-2023) và TS. Nguyễn Đình Luân là Tổng biên tập và Phó Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí đã đặt bài viết với Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan. Mặc dù rất bận, nhưng ông đã trăn trở và gửi tới Tạp chí bài viết: An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại để đăng vào số thứ hai (tháng 12/1993) của Tạp chí.
Bài viết có đoạn mở đầu như sau: “Từ cổ chí kim, từ khi xuất hiện các quốc gia với tư cách là các thực thể chính trị-xã hội, hoạt động đối ngoại của mọi quốc gia đều nhằm phục vụ ba mục tiêu chủ yếu: bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ (gọi tắt là mục tiêu an ninh); tranh thủ điều kiện quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước (mục tiêu phát triển); và phát huy ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế (mục tiêu ảnh hưởng). Ba mục tiêu đó liên quan mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau”.
Đồng chí Vũ Khoan với Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế |
Sau đó, bài viết này được các thầy cô của khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Quan hệ Quốc tế đưa vào giáo trình môn học “Chính sách đối ngoại” để dạy cho sinh viên của Học viện.
Năm 2008, sau khi nghỉ hưu, ông nhận lời tham gia Hội đồng Biên tập của Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế cùng các nhà khoa học có uy tín như GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng (hiện là UV BCT, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương); GS, Đại sứ Vũ Dương Huân (nguyên giám đốc HV QHQT); Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến (nguyên Thứ trưởng Ngoại giao); PGS, TS. Đặng Đình Quý (nguyên Thứ trưởng Ngoại giao); PGS, TS. Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Chiến lược, BCA); TS. Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Quản lý Kinh tế Trung ương) để trực tiếp chỉ đạo và đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Tạp chí cũng như phản biện cho các bài viết của Tạp chí.
Cuối năm 2015, khi sức khỏe không còn được như trước, ông không thể tham gia trong Hội đồng Biên tập của Tạp chí, mà chỉ tham gia Hội đồng Cố vấn cùng với 3 nhà khoa học khác là GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng; Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến và TS. Lê Đăng Doanh, nhưng ông vẫn dành nhiều tâm huyết đóng góp ý kiến cho Tạp chí.
Đồng chí Vũ Khoan dự Hội nghị Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tháng 10/2016. |
Đúng vào ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, 21/6, ông lặng lẽ ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho tất cả các thế hệ cán bộ Ngoại giao, trong đó có cả những người làm báo trong và ngoài Bộ Ngoại giao.
Năm nay, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế kỷ niệm 30 năm ngày ra số đầu tiên lại thiếu vắng ông và Đại sứ Đào Huy Ngọc, người TBT đầu tiên của Tạp chí. Thời gian 30 năm xây dựng và trưởng thành (1993-2023), Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế luôn đổi mới hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước và ngành Ngoại giao theo mong ước của ông và các nhà ngoại giao tiền bối.
Đồng chí Vũ Khoan với Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế |
TS. Nguyễn Đình Luân, nguyên Phó Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế khi nghe tin Bác Vũ Khoan mất có làm bài thơ với tựa đề: Mấy dòng về anh Vũ Khoan
Thế hệ Anh chỉ có hai người
Không bằng cấp nhưng ham đọc sách
Mẫn tiệp tư duy và giản dị đời thường
Viết đến ngày cuối như tằm mãi tơ vương
Giờ Anh đã về miền xa khuất
Trọn vẹn cuộc đời Chân và Thật.
Xin vĩnh biệt nguyên Phó Thủ tướng, nhà Ngoại giao tài ba, nhà giáo mẫu mực, nhà báo uyên thâm Vũ Khoan.
Nhiều người Iran lo ngại về khả năng bị Mỹ tấn công trả đũa, nhưng cũng nhiều người cho rằng Washington 'không dám thách thức Tehran'.
Tổng thống Pháp Macron bảo vệ quyết định của ông về việc tổ chức các cuộc bầu cử lập pháp sớm, gọi đây là 'giải pháp có trách nhiệm nhất'.
Các thành viên thủy thủ đoàn của du thuyền chở tỷ phú công nghệ Anh Mike Lynch khẳng định họ đã nỗ lực hết sức để cứu hành khách khi tai nạn xảy ra.
Ukraine được Mỹ chuyển giao tên lửa ATACMS mang đạn chùm, vũ khí có thể giúp họ tập kích sân bay, tuyến tiếp tế Nga ở sâu trong hậu cứ.
Ngày 13/5, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo, Thủ tướng Campuchia Hun Manet sẽ có chuyến thăm chính thức 4 ngày tới quốc gia Đông Bắc Á bắt đầu từ ngày 15/5.
Vừa qua, các quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc đã tổ chức các cuộc họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga trong diễn đàn chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương tại Thanh Đảo, Trung Quốc diễn ra trong tuần này.
Ngày 15/9, ông Alexander Prokudin - người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự tỉnh Kherson do chính quyền Ukraine bổ nhiệm thông báo, các gia đình có trẻ em ở khu vực bắt buộc phải sơ tán trong thời gian này.
Ông Biden vẫn 'ôm chặt' Israel khi tiếp tục hỗ trợ nước này sau tranh cãi vì chiến sự Gaza, nhưng điều đó đã tạo áp lực khiến Tel Aviv kiềm chế hành động với Tehran.
Cuộc tập trận không quân đa quốc gia đầu tiên do Ấn Độ tổ chức nhằm mục đích thể hiện khả năng huy động các quốc gia từ những châu lục khác nhau, trong khi giới quan sát cho rằng New Delhi cũng muốn quảng bá máy bay sản xuất trong nước như một phần trong chính sách ngoại giao quốc phòng đang mở rộng của Ấn Độ.