Phiên chợ với 60 gian hàng tập hợp rất nhiều đặc sản độc lạ của đồng bào các dân tộc Dao, Ba Na, Ê đê, S’Tiêng, Rak Ray… ở 10 tỉnh từ Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Quảng Ninh…
Các sản phẩm nổi bật tại phiên chợ được người dân TP.HCM yêu thích, mua rất nhanh như môn dóc, đọt mây, dừa rừng, rau thơm, lá dong gói bánh, rượu chòi mòi của đồng bào Ba Na đến từ Kon Tum. Hay mật ong rừng Pơ Kao, cà phê hữu cơ, các loại rau lá bép, hạt ươi, hạt dỗi…của bà con S’Tiêng, Rak Ray ở Lâm Đồng; gạo bọc thép K’Bang, mật ong voi rừng, trà dây rừng, rượu cần Đăk Giang, nấm linh chi… của đồng bào Ba Na, Ê đê ở Gia Lai...
Các gian hàng do chính bà con đồng bào dân tộc thiểu số đang tham gia sản xuất tại các hợp tác xã, tổ hợp tác tại địa phương mang về giới thiệu, bán trực tiếp đến người tiêu dùng TP.HCM. Nhiều sản phẩm bán tại chợ đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, OCOP 4 sao, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo ghi nhận, ngay khi khai mạc, các loại rau rừng, mật ong ruồi, măng khô, sâm đương quy tươi… đã nhanh chóng hết hàng.
Chị Cơ Liêng K’Joel, đại diện tổ hợp tác Pokao ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ chị được biết ngày Tết người dân TP.HCM rất thích măng khô nên mang măng về bán và bán rất nhiều. Bên cạnh đó, chị còn bán mật ong rừng cho khách mua biếu tặng ngày Tết. Chị rất vui vì sản phẩm của tổ hợp tác được người dân TP.HCM ủng hộ.
Bà Trịnh Thị Mỹ Dung - Quản lý Chương trình trao đổi lâm sản ngoài gỗ (NTFP-EP) cho biết chương trình nhằm mục đích bảo tồn rừng, đồng thời phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương. Đây là chương trình rất đặc biệt, với các sản phẩm từ rừng nhưng không gây tổn hại đến rừng, do người dân địa phương sống quanh rừng mang đến TP.HCM để giới thiệu và bán.
NTFP-EP tài trợ toàn bộ các chuyến đi lại, ăn uống và khách sạn để bà con mang sản phẩm lên thành phố bán trước Tết. Mục đích là giúp họ có tiền để ăn Tết đủ đầy hơn. Qua đó cũng giúp bà con học hỏi từ các doanh nghiệp khác về kỹ năng thương mại, truyền thông để cải thiện sản phẩm của mình.
Bộ trưởng Ahn Dukgeun hy vọng phạm vi hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc sẽ mở rộng với các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và thiết lập mạng lưới cung ứng ổn định.
Cơ sở sản xuất bánh Trung thu truyền thống hơn 60 năm tại làng nghề Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Những ngày cận Tết Trung thu, ngay từ đầu làng Xuân Đỉnh đã thơm nức mùi bánh nướng, bánh dẻo. Hiện làng nghề này còn hơn chục hộ gia đình giữ nghề làm bánh truyền thống. Cơ sở sản xuất bánh Sinh Hùng đã có hơn 60 năm làm bánh Trung thu, cứ mỗi dịp Rằm tháng 8, nơi đây lại tấp nập từ sáng đến tối để cho ra những mẻ bánh mang đậm hương vị...
HĐND thành phố Hà Nội đã thành lập 2 Đoàn giám sát để giám sát về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng, sông Đuống trên địa bàn thành phố.
Sau 13 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng vẫn “án binh bất động”, Dự án Khu du lịch biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) chính thức bị chấm dứt hoạt động.
Khánh Hòa – Địa phương đồng ý gia hạn 12 tháng cho chủ đầu tư khắc phục việc chậm tiến độ đối với dự án Khu dân cư Cồn Tân...
Gia đình ông Nguyễn Thành Của (ấp Đông Thạnh, xã Tân Thuận Đông, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ) có gần 100 năm trồng xoài phát triển kinh tế,...
Chiều 20-2, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, các chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngày 27.11, phía UBND tỉnh Bắc Giang vừa có thông tin về đẩy nhanh tiến độ gỡ vướng giải phóng mặt bằng (GPMB) cho các dự án trên địa bàn.
Cho tôi hỏi mức xử phạt hành chính với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng mới nhất được quy định thế nào? - Độc giả Quốc Thiên