Hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL lần thứ 4 được tổ chức tại Cà Mau hồi đầu tháng 7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra những con số cảnh báo rất nghiêm trọng.
Rằng trong 30 năm qua, nhiều vùng ở ĐBSCL mực nước dưới đất hạ xuống hơn 5m, gây nên tình trạng sụt lún đất trung bình cho toàn khu vực, cao gấp 10 lần so với tốc độ nước biển dâng.
Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL còn đối mặt với sạt lở bờ sông, bờ biển. Ước tính mỗi năm, vùng ĐBSCL mất từ 300 đến 500ha đất và hàng chục nghìn hộ dân có nguy cơ phải di dời khỏi vùng nguy hiểm do sạt lở.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng vùng ĐBSCL không chỉ “dễ tổn thương” trong biến đổi khí hậu mà hạ tầng còn yếu so với các vùng khác và có đặc điểm riêng, nên rất cần một cơ chế, chính sách riêng mang tính đặc thù để ứng phó và phát triển.
Với lý do ngoài yếu tố dân sinh, ĐBSCL có sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Khi là vùng sản xuất lương thực, trái cây và thủy sản lớn nhất Việt Nam...
Thật ra thì một cơ chế, chính sách riêng là điều mà hiện nay địa phương nào cũng muốn, cũng đã và đang xin cũng như có đầy đủ lý do hợp lý để chứng minh tầm quan trọng và sự cần thiết.
Tuy nhiên, với vùng ĐBSCL, thời điểm này có lẽ không cần phải có thêm cơ chế, chính sách riêng nào nữa bởi đã và đang có rất nhiều nhưng chưa tận dụng hết, tận dụng có hiệu quả.
Ví dụ: Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã đề cập khá toàn diện các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển vùng ĐBSCL.
Nghị Quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Quyết định số 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định số 593/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020.
Trong số các Nghị quyết, quyết định vừa kể thì đáng chú ý nhất là Quyết định 593/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với rất nhiều nội dung có tính đột phá, dù đã hết thời hạn đến 4 năm.
Tuy nhiên theo khẳng định của TS Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, nguyên Ủy viên Chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là “không hiểu sao đến giờ vẫn chưa thấy có tổng kết về việc thành công hay thất bại và lý do là gì”.
TS Hiệp còn nhận định thêm là "tất cả những cái đã có, các tỉnh vùng ĐBSCL hiện đều chưa làm tốt, trong đó khâu chưa tốt nhất là tính liên kết giữa các địa phương, dẫn đến mạnh ai nấy làm".
Vậy nên điều mà lãnh đạo các địa phương vùng ĐBSCL cần nhất bây giờ là tăng cường liên kết thực chất; tận dụng, làm thật tốt, làm có tổng kết những chính sách đang có để ứng phó với các nguy cơ sụt lún, hạn mặn, nước biển dâng… Và không cần phải xin thêm cơ chế, chính sách đặc thù nào nữa!
Công an TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) xác định tài xế ô tô 7 chỗ có nồng độ cồn và lấn trái đường, tông vào xe máy làm 2 người tử vong.
Theo đó, nhóm người này gồm: Hà Ngọc Thương (27 tuổi), cư trú tại ấp Chợ, xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, Huỳnh Huy Hoàng (22 tuổi), cư trú tại ấp Tri Liêm, xã Hiệp Hòa; Lê Văn Đặng (31 tuổi), cư trú Khóm Minh Thuận B, thị trấn Cầu Ngang cùng huyện Cầu Ngang và Nguyễn Văn Hùng (40 tuổi), cư trú tại ấp Ngãi Phú, xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần (tất cả đều là học viên đang cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy của tỉnh) về hành vi chống người thi...
TP - Mới bước vào đầu mùa khô nhưng sự khắc nghiệt của thời tiết khiến nhiều vùng ở Tây Nguyên và ĐBSCL đứng trước tình trạng hạn hán gay gắt và nguy cơ cháy rừng.
Điện Biên - Hàng loạt cơ sở chế biến dong riềng tại xã Nà Tấu, TP Điện Biên Phủ hoạt động trái phép, mặc dù thành phố đã yêu cầu...
Sơn La - Một người ngồi trên xe tải đã tử vong sau khi xe này đâm vào chiếc xe đầu kéo đang dừng đỗ lấy nước mui trên Quốc...
Quảng Ngãi - Trong đêm tối, đám cháy bất ngờ bùng lên ở Phòng giáo dục và đào tạo huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, khiến nhiều giấy tờ, tài...
Trưa 11/4, bà Trần Lệ Khanh, Hiệu trưởng trường THCS Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, liên đội trường phát động phong trào kế hoạch nhỏ dựa trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc về số lượng, loại giấy vụn. Tuy nhiên, trong quá trình truyền đạt đến phụ huynh, học sinh, một giáo viên chủ nhiệm đã thông tin chưa chính xác, gây xôn xao. Nhà trường đã nắm được thông tin phản ánh và yêu cầu giáo viên đính chính, xin lỗi phụ huynh. Nhà trường...
Tại các phiên thảo luận, các đồng chí lãnh đạo, nhà lý luận, nhà khoa học của hai đảng đã trình bày 10 báo cáo tham luận, tập trung đề cập những vấn đề cốt yếu, quan trọng nhất của công tác phát triển văn hóa và con người ở Việt Nam và Lào.
Video: Nỗi thống khổ của người dân sống 'treo' cạnh mỏ sắt Thạch Khê GS.VS Nguyễn Huy Mỹ cho biết, một người thầy của ông ở tận nước Nga xa xôi cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho dự án mỏ sắt Thạch Khê: “Mỗi lần sang Nga tôi lại gặp thầy giáo tôi. Thầy là người sang Việt Nam và khảo sát mỏ sắt Thạch Khê từ năm 2002 và tham gia làm cái này từ đầu. Thầy vẫn hay hỏi tôi cái dự án đó làm tới đâu rồi. Tôi trả lời là vẫn nhì nhằng, chưa thống nhất...