Khi kim đồng hồ sắp chỉ 0h đêm giao thừa Ất Tỵ, Trạm cấp cứu 115 Đống Đa nhận được cuộc điện thoại khẩn báo một bệnh nhân nữ 60 tuổi đang co giật nguy kịch.
"Thời gian lúc này chỉ tính bằng giây", y sĩ Nguyễn Tiến Long - trưởng kíp trực vội vã lên đường cùng ê kíp. Chưa kịp đến nơi, điện thoại lại báo thêm ca cấp cứu khác - một cụ ông trên 60 tuổi bị ngã dập mặt cách đó 2-3 km. Anh Long nhanh chóng liên hệ trạm điều phối xin tăng cường nhân lực.
Theo thống kê của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, số cuộc gọi cấp cứu trong đêm giao thừa thường tăng 20-30% so với ngày thường, có lúc lên tới gần 100 cuộc. Trong đó, các ca tim mạch, đột quỵ và chuyển dạ chiếm tỷ lệ cao nhất, trong khi tai nạn giao thông chiếm 15-20%. Nơi này bố trí 14 kíp trực/ngày tại 5 trạm vệ tinh, phối hợp các bệnh viện để vận chuyển người bệnh.
Bệnh nhân trên tiền sử động kinh, lên cơn co giật từ 15-20 phút, liệt nửa người. Lo lắng nguy cơ chuyển nặng, anh hướng dẫn người nhà đặt người bệnh nằm nghiêng, kiểm tra dị vật trong miệng. Hàng loạt câu hỏi đặt ra như bà có bị ngã, còn ý thức không?
"Đánh giá ban đầu rất quan trọng. Người tiếp xúc đầu tiên mới là người quyết định sự an toàn cho bệnh nhân, không phải bác sĩ", anh Long chia sẻ khi hướng dẫn người nhà đặt nạn nhân nằm nghiêng và kiểm tra dị vật trong miệng.
Khi đến nơi, tình trạng bệnh nhân vẫn rất nặng. Kíp khẩn cấp đánh giá ý thức, kiểm tra chỉ số sinh tồn, mạch, huyết áp, đường thở, tiêm thuốc. Toàn bộ quá trình từ lúc nhận cuộc gọi không quá 10 phút. May mắn, bệnh nhân kiểm soát được ý thức, hết co giật, được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai. Cùng lúc, đồng hồ chỉ 0h, kíp trực xin phép trở về trạm. Ai cũng thở phào vì hỗ trợ người bệnh đúng lúc.
"Lần đầu trực đêm giao thừa, vất vả căng thẳng là không thể tránh khỏi nhưng còn gì hạnh phúc bằng việc được cứu người", y sĩ Long nói.
Bác sĩ Trần Anh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, cho biết nhiều người có tâm lý ngại đi viện đêm giao thừa vì quan niệm xui xẻo. Nghiên cứu của Hội Y học cấp cứu Việt Nam chỉ ra rằng việc trì hoãn cấp cứu quá 3 giờ trong các ca đột quỵ có thể làm tăng tỷ lệ tử vong lên đến 30%.
Để đối phó với tình trạng này, Trung tâm đã tăng cường 30% nhân lực và phương tiện trong dịp Tết. Các điểm nóng như khu vực bắn pháo hoa, địa điểm tổ chức sự kiện được bố trí sẵn ê kíp cấp cứu để đảm bảo "thời gian vàng" cho người bệnh.
Hơn 15 năm gắn bó, bác sĩ Ngô Thị Bích Hạnh, nói những ngày cận Tết khiến y bác sĩ phải "luôn tay, luôn chân". Chuông điện thoại reo không ngừng nghỉ. Các bác sĩ, điều dưỡng vừa cấp cứu vừa xử lý một số công việc hành chính, giấy tờ, chi phí. Ngoài ra, trạm cấp cứu Phan Châu Trinh là nơi "đầu sóng, ngọn gió", vừa tiếp nhận cuộc gọi vừa điều phối, huy động nhân lực. Đây còn là trụ sở chính, đặt tại trung tâm của thành phố, tập trung nhiều sự kiện quan trọng. Tuy nhiên, đặc thù địa bàn khá nhiều nhà trong ngõ nhỏ, phải luồn lách, mất nhiều thời gian di chuyển.
"Do đó, mọi người luôn phải làm việc với 200% sự tập trung, đặt sức khỏe bệnh nhân lên đầu", chị nói. Đặc biệt, đêm giao thừa là thời điểm quan trọng, không ai muốn đi viện. Lúc này, cấp cứu 115 trở thành cánh cửa cuối cùng để bấu víu. Tất cả đặt sức khỏe người bệnh lên hàng đầu để cống hiến.
Năm ngoái, trong ca trực đêm 30 Tết, chị tiếp nhận ca đẻ rơi tại nhà, thai ngôi thuận, đầu lọt ra cửa mình. Thời điểm nhạy cảm, chị đặt câu hỏi ngắn, dễ hiểu, chậm rãi trong thời gian ngắn để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con. Tuy nhiên, cấp cứu ngoại viện còn nhiều hạn chế, như nhân lực, điều kiện, thiết bị y tế, không gian...
Khi tiếp cận gia đình sản phụ, chị phải quỳ xuống theo tư thế mẹ, kiểm soát tử cung, đỡ bé, kẹp dây rốn, cắm truyền cho mẹ. Sau đó, xe cứu thương chuyển hai mẹ con đến bệnh viện để tiếp tục theo dõi. May mắn, cả hai đều an toàn.
Dù vất vả và căng thẳng, các nhân viên y tế vẫn luôn sẵn sàng phục vụ với 200% nỗ lực. "Không có niềm vui nào bằng việc được cứu sống người bệnh trong thời khắc chuyển giao năm mới", y sĩ Long tâm sự.
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội là đơn vị y tế chuyên cung cấp dịch vụ cấp cứu ngoại viện, hoạt động 24/7 trên toàn thành phố. Đây là "cánh cửa cuối cùng" giúp người bệnh được sơ cứu kịp thời và chuyển đến bệnh viện trong "thời gian vàng".
Thùy An
Ngày 16-8, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã công bố kết quả điều tra vụ 149 người nhập viện với các triệu chứng ngộ độc sau khi ăn bánh mì.
HHT - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3, TP.HCM) đã có một ngày tri ân và trưởng thành đầy ý nghĩa. Chỉ vỏn vẹn trong một ngày, các MIKI-er lớp 12 đã trải qua nhiều hoạt động văn nghệ, té nước và màn trao ruy băng cảm xúc.
Việc cách ly tại nhà chỉ áp dụng với người tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân bạch hầu, không mở rộng sang F2, F3 như từng thực hiện với Covid-19.
Chưa đầy một tuần đã có gần 20 Sở Y tế các tỉnh, thành phải phát đi thông báo khẩn khi bị giả mạo văn bản kiểm tra an toàn thực phẩm.
Kết hôn đã lâu nhưng không dám sinh con, nếu đã có một con thì không dám sinh thêm hoặc liền tìm đến các phương pháp triệt sản là chuyện thực tế của nhiều cặp đôi trẻ ở TP.HCM.
Sáng 26/9, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), 420 đại biểu Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII, năm 2023 dự Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tỉnh Đoàn Thái Bình thành lập 298 đội thanh niên tình nguyện xung kích, phối hợp với các lực lượng hỗ trợ các hoạt động ứng phó bão YAGI (bão số 3), với sự tham gia của hơn 10.000 đoàn viên, thanh niên.
Mùng 1 Tết, rất đông người dân đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2024), ngày 24-7, lãnh đạo Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã thăm, tặng quà gia đình chính sách ở thị xã Nghi Sơn, tổ chức “Bữa cơm tri ân - Ấm áp nghĩa tình” tại nhà Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hừu.