Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, ban ngành ở tỉnh Ninh Bình đã nghiên cứu, tham mưu cho Tỉnh ủy bố trí nguồn lực thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm phát huy nội lực để giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới. Một trong những dự án trọng tâm là tập trung huy động, đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách để tạo sinh kế giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.
Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Phạm Đức Cường cho biết: Trong hành trình hơn 21 năm, góp phần quan trọng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của địa phương, chi nhánh đã tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính, tổ chức chuyển tải nhanh chóng, an toàn nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước về tận thôn xóm, xã phường, bất kể miền núi, vùng dân tộc, hay nơi biển xa, những trở ngại do thiên tai, dịch bệnh...
Đến hết tháng 3.2024, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt gần 4.000 tỉ đồng, tăng hơn 466 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, sau gần 10 năm đưa Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đi vào cuộc sống, UBND tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc đã cân đối việc thu chi ngân sách, chuyển nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH 210 tỉ đồng để bổ sung cho vay hàng nghìn hộ nghèo và các đôi tượng chính sách khác phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế.
Nhờ có nguồn vốn lớn, cùng hệ thống 2.218 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn bản, và mạng lưới Điểm giao dịch của NHCSXH phủ khắp địa bàn xã, phường, thị trấn... đã tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận đầy đủ, dễ dàng tới nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Riêng năm 2023, doanh số cho vay của chi nhánh NHCSXH tỉnh Ninh Bình đạt 1.181 tỉ đồng, với 24.523 khách hàng vay vốn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh còn 1,86% (giảm 1,19% so với cuối năm 2022).
Nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đã hỗ trợ đầu sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động, giúp cho gần 1.500 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo 22.000 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, làm mới 200 ngôi nhà kiên cố cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách; nhiều mô hình kinh tế hiệu quả và gương sáng tập thể, cá nhân sản xuất giỏi xuất hiện.
Ở xã Cúc Phương, huyện miền núi Nho Quan, nhờ nguồn vốn chính sách tiếp sức, đã chuyển đổi đất đồi cằn cỗi trồng cây nguyên liệu giấy kém hiệu quả, sang trồng các loại cây ăn quả, cây có múi như: cam, bưởi… Gia đình bà Đinh Thị Lý ở thôn Nga 1 là một trong những hộ trên địa bàn xã tận dụng hiệu quả đồng vốn vay chính sách vào phát triển chăn nuôi, sản xuất. Tận dụng 50 triệu đồng vốn vay NHCSXH đã sở hữu mô hình vườn ao chuồng lý tưởng, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm, thoát khỏi danh sách hộ nghèo.
Hay như gia đình ông Trần Văn Ty ở xóm 3 khu Đồng Trên, xã Gia Thắng, vay vốn NHCSXH huyện Gia Viễn từ năm 2016 để nuôi bò sinh sản, kết hợp trồng chanh leo, dứa ngọt, vươn lên thoát cảnh nghèo khó. Sau khi trả xong cho ngân hàng món vay đầu tiên, gia đình ông lại tiếp tục đăng ký vay vốn NHCSXH huyện để mở rộng trang trại chăn nuôi tổng hợp. “Hiện nay, gia đình tôi đã sở hữu đàn bò 6 con bò, 1.000m² mặt nước thả cá nước ngọt, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình từ 200 - 250 triệu đồng/năm”, ông Ty chia sẻ.
Nguồn vốn tín dụng chính sách thực sử đã trở thành “đòn bẩy” của đề án giảm nghèo bền vững trong nhiều năm liên tiếp, nhất là trong giai đoạn 2021 - 2025 ở vùng đất cổ Ninh Bình. Phát huy thành quả đạt được, chi nhánh NHCSXH tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, tổ chức thực hiện hiệu quả, thiết thực các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi đề án giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Hơn 100 cá thể ngựa quý hiếm hàng đầu thế giới tung vó dũng mãnh khoe các kỹ thuật điêu luyện ngỡ chỉ có trên phim ảnh; hàng ngàn bạn trẻ check-in trên phố, xếp hàng ngóng chờ thần tượng… Những khoảnh khắc ấn tượng đó càng chứng minh sức hút của “Điểm đến quốc tế mới” Vũ Yên, nơi đang diễn ra chuỗi sự kiện - lễ hội ra mắt Học viện cưỡi ngựa Vinpearl Horse Academy và Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên.
Ngày 8-3, Vietlott đã trao thưởng giải Jackpot của Vietlott trị giá hơn 13,5 tỉ đồng cho ông T.Q. - chủ nhân thuê bao MobiFone ở TP.HCM. Nhân ngày 8-3, người chơi đã đưa vợ đi nhận thưởng cùng.
Táo cherry Trung Quốc bị nhiều tiểu thương gắn mác Hàn Quốc, Australia, bán giá 120.000-170.000 đồng một kg.
Dãy nhà 8 khu tập thể Đại học Kinh tế quốc dân phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ) sau hàng chục năm sử dụng đã xuống...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh năm 2024 là năm rất đặc biệt và phải tăng tốc để về đích.
Có 3 người được kết luận đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan đã qua đời.
TP - Chị Lê Thị Hiền (quê Hà Tĩnh) làm công nhân tại Công ty PouYuen (quận Bình Tân) hơn 15 năm, mức lương tầm 18 triệu đồng/tháng, chồng là lao động tự do thu nhập bữa có bữa không. Chị Hiền có con gái lớn đang học tiểu học. Chị tâm sự, hầu như tất cả các chi phí sinh hoạt, thuê nhà đều tăng hằng năm.
UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho phép tiếp tục làm dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại sau khi chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính và khắc phục xong các nội dung vi phạm.
Công ty TNHH thương mại Nam Phương (Công ty Nam Phương) có mỏ khai thác đá vi phạm pháp luật tại Lộc Môn, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn chính thức hoạt động từ tháng 4/2010. Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Duy Sơn, sinh năm 1976. Ngoài ra, ông Sơn còn đại diện cho Công ty TNHH thương mại VLXD Thuận Đạt, Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thuận Đạt Hòa Bình. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của Công ty...