Đổi 'nơi thường trú' thành 'nơi cư trú' trên căn cước công dân

13:40 21/06/2023

Theo đại tướng Tô Lâm, chỉnh lý thông tin "nơi thường trú" thành "nơi cư trú" in trên căn cước để phù hợp với thực tiễn vì nhiều người hiện nay chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm trú.

Đại tướng Tô Lâm - bộ trưởng Bộ Công an - Ảnh: GIA HÂN

Theo chương trình kỳ họp, ngày mai (22-6) Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Căn cước.

Vì sao đổi tên thành Luật Căn cước?

Để chuẩn bị cho phiên họp, đại tướng Tô Lâm - bộ trưởng Bộ Công an - thay mặt Chính phủ có báo cáo Quốc hội về dự kiến hướng tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật Căn cước.

Theo đó, đa số ý kiến đại biểu nhất trí với tên gọi của luật là Luật Căn cước để phù hợp với phạm vi điều chỉnh và quy định cụ thể đã mở rộng theo hướng bao gồm cấp căn cước cho người gốc Việt Nam.

Tuy nhiên, còn một số đại biểu có ý kiến khác. Cụ thể, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc sửa đổi tên dự thảo luật là Luật Căn cước do việc sử dụng cụm từ "căn cước công dân" đã phổ biến.

Việc chỉ vì một nhóm nhỏ người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch mà phải thực hiện việc đổi tên luật và điều chỉnh nhiều vấn đề kèm theo là chưa phù hợp, gây tốn kém, lãng phí.

Có thể quy định đối với vấn đề người gốc Việt Nam ở quy định chuyển tiếp của dự thảo luật.

Thêm đó, Chính phủ xây dựng báo cáo đánh giá tác động đối với Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Tuy nhiên, khi trình hồ sơ dự án luật cho Quốc hội là Luật Căn cước.

Do vậy, cần đánh giá tác động kỹ đối với Luật Căn cước, bởi vì khi thay đổi tên luật, những chính sách đã thay đổi, cần đánh giá tác động bổ sung.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết đã báo cáo Quốc hội cụ thể việc chỉnh lý tên gọi của dự án luật từ "Luật Căn cước công dân (sửa đổi)" thành "Luật Căn cước" để bảo đảm tính bao quát, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật.

Việc điều chỉnh này không làm thay đổi các chính sách trong dự án luật và tác động đến các luật khác.

Bên cạnh đó, theo thông báo của Tổng thư ký Quốc hội về kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4-2023 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến thống nhất với việc sửa tên luật.

Do vậy, Chính phủ đề nghị được giữ tên dự án Luật Căn cước như hồ sơ đã trình Quốc hội.

Báo cáo cũng nêu rõ việc đổi tên căn cước công dân thành căn cước là phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhân dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới hiện nay.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Căn cước công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị như căn cước được quy định tại đây. Như vậy, việc đổi tên không tác động đến chi ngân sách nhà nước, chi phí xã hội.

Cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi là không bắt buộc

Theo đại tướng Tô Lâm, luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số căn cước, dòng chữ "căn cước công dân", quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ "thẻ căn cước", nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

Việc thay đổi, cải tiến để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.

Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử.

Về việc chỉnh lý thông tin "nơi thường trú" in trên căn cước công dân thành "nơi cư trú" in trên căn cước để phù hợp với thực tiễn vì nhiều người hiện nay chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm trú.

Với quy định này, tất cả người dân đều sẽ đủ điều kiện cấp căn cước, được bảo đảm quyền lợi khi có được giấy tờ tùy thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo nhu cầu.

Dự thảo luật giao bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về việc ghi thông tin nơi cư trú trên căn cước để bảo đảm phù hợp với các trường hợp trong thực tiễn.

Về cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi, dự thảo luật đã bổ sung và quy định rõ việc cấp này là không bắt buộc và thực hiện theo nhu cầu của người dân.

Có thể bạn quan tâm
Cảnh sát điều tra 8 tấn dồi trường, trứng gà non không rõ nguồn gốc

Cảnh sát điều tra 8 tấn dồi trường, trứng gà non không rõ nguồn gốc

22:30 06/05/2024

Kiểm tra kho lạnh công ty thực phẩm ở TP Thủ Đức, cảnh sát phát hiện gần 8 tấn bao tử, dồi trường heo, trứng gà non không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ.

Phút 90, Cần Thơ quyết định làm vườn hoa Tết phục vụ người dân

Phút 90, Cần Thơ quyết định làm vườn hoa Tết phục vụ người dân

17:40 26/01/2024

Chủ tịch thành phố Cần Thơ yêu cầu làm vườn hoa Tết ít tiền nhưng ấn tượng cho nhân dân vui xuân đón Tết.

Khởi tố vụ án, khởi tố bị can người giúp việc bắt cóc, sát hại bé gái 2 tuổi

Khởi tố vụ án, khởi tố bị can người giúp việc bắt cóc, sát hại bé gái 2 tuổi

09:10 22/09/2023

Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Giáp Thị Huyền Trang - người bắt cóc, sát hại bé gái 2 tuổi ở Hà Nội.

Nhiều con của cán bộ huyện tại Thanh Hóa được xét tuyển vào trường nội trú không đúng quy định

Nhiều con của cán bộ huyện tại Thanh Hóa được xét tuyển vào trường nội trú không đúng quy định

13:20 24/06/2024

Thanh Hóa - Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa công bố quyết định tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với...

Cần thêm những 'bữa cơm Công đoàn'

Cần thêm những 'bữa cơm Công đoàn'

09:00 26/06/2024

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tổ chức những bữa cơm Công đoàn trong tháng 7, với gần 10 triệu người tham gia.

Bé trai chưa rụng rốn bị bỏ rơi trước trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi

Bé trai chưa rụng rốn bị bỏ rơi trước trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi

19:10 18/07/2023

Cháu bé được quấn trong 2 chiếc khăn, chưa rụng rốn được đặt trước hiên trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi ở Đà Nẵng trong đêm.

Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên mong được đào tạo nghề

Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên mong được đào tạo nghề

12:30 03/12/2023

Kon Tum là tỉnh phía bắc Tây Nguyên, có quy mô dân số nhỏ, lực lượng lao động chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Người lao động...

Làm rõ trách nhiệm lãnh đạo phường để xây trái phép nhiều căn nhà trên đất nông nghiệp

Làm rõ trách nhiệm lãnh đạo phường để xây trái phép nhiều căn nhà trên đất nông nghiệp

20:00 04/04/2023

Liên quan đến việc nhiều căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, ngành chức năng tỉnh Bình Dương cho biết, ngoài việc tiến hành cưỡng chế công trình, tổ chức và cá nhân trực tiếp quản lý cũng bị xử lý.

Nữ giáo viên mầm non bị hàng xóm tạt xăng, châm lửa đốt ở Lâm Đồng

Nữ giáo viên mầm non bị hàng xóm tạt xăng, châm lửa đốt ở Lâm Đồng

15:30 19/01/2024

Ngày 19/1, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) bắt giữ Dương Thị Kim Cương (36 tuổi) để điều tra về hành vi 'Giết người'. Theo cơ quan điều tra, Dương Thị Kim Cương sống gần nhà chị D. (32 tuổi, giáo viên mầm non) tại Tổ dân phố 3, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh. Gần đây Cương và chị D. có xảy ra mâu thuẫn. Chiều 17/1, hai người lớn tiếng cãi vã ở gần nhà. Lúc này, Cương tạt xăng lên người chị D. rồi châm lửa đốt. Chị D. hoảng loạn, bỏ chạy được...

Co loi xay ra
Co loi xay ra