Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 vào những ngày cuối tháng 12 khép lại một năm đối ngoại nhộn nhịp với nhiều sự kiện đi vào lịch sử ngoại giao của Việt Nam. Cùng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhìn lại dòng chảy ấy để vững tâm trước nhiệm vụ đặt ra, hiện thực hóa khát vọng Việt Nam.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, ngày 19/12. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Năm 2023 Việt Nam ghi nhận nhiều dấu ấn đối ngoại trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Bộ trưởng có thể chia sẻ về ý nghĩa và yếu tố dẫn tới thành công của đối ngoại năm nay?
Năm 2023 là một năm sôi động về đối ngoại với nhiều dấu ấn nổi bật. Trước hết, quan hệ đối ngoại trên bình diện song phương và đa phương tiếp tục được mở rộng và sâu sắc hơn, trong đó quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới với những bước phát triển mới về chất, nổi bật là quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều đối tác khác.
Các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, Tiểu vùng Mekong, APEC, AIPA, COP 28, BRI… Trong năm qua, chúng ta đã tổ chức tốt 22 chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo chủ chốt và 28 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam, khẳng định tầm vóc và vị thế mới của Việt Nam trên thế giới. Chúng ta tiếp tục huy vai trò tại các tổ chức quốc tế quan trọng như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, UNESCO… cũng như đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như chống biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình ở châu Phi, cử lực lượng cứu hộ, cứu nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ…
Công tác nghiên cứu, tham mưu và dự báo về đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng. Trước diễn biến rất phức tạp của tình hình quốc tế, ngành ngoại giao cùng với các ngành, các cấp tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ thông qua nhiều đề án quan trọng về đối ngoại, nhất là đề án phát triển quan hệ với một số đối tác quan trọng, hợp tác ASEAN, tiểu vùng Mekong, chủ trương ứng xử với sáng kiến của các nước…
Ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh trên cơ sở quán triệt tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ. Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, trên 30 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thu hút FDI tăng 14,8%, tiếp cận nhiều nguồn vốn mới có chất lượng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.
Môi trường hòa bình, ổn định tiếp tục được giữ vững để phát triển đất nước. Trước những biến động của tình hình quốc tế, ngành ngoại giao cùng quốc phòng, an ninh và các ngành, các cấp kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, xử lý đúng đắn và kịp thời các hoạt động xâm phạm độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
Các lĩnh vực thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, có thêm hai thành phố là Đạt Lạt và Hội An được công nhận là thành phố sáng tạo của UNESCO; Việt Nam được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của UNESCO như Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027... Chúng ta bảo hộ kịp thời, đưa về nước an toàn nhiều công dân, nhất là từ các địa bàn có xung đột, thiên tai.
Những kết quả nói trên có được trước hết là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý tập trung, hiệu quả của Nhà nước; sự đoàn kết, thống nhất với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa đối ngoại và quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ, ngành ngoại giao đã bám sát đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, phát huy bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới và khu vực, “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, xử lý các vấn đề đối ngoại theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, từ đó có các biện pháp triển khai phù hợp, tận dụng cơ hội và hóa giải thách thức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đối ngoại.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: ngành Ngoại giao sẽ phát huy tốt vai trò tiên phong |
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Trên cơ sở những kết quả đạt được, xin Bộ trưởng cho biết phương hướng trọng tâm của ngoại giao Việt Nam trong năm 2024 sẽ là gì?
Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Những năm tới, tính chất bất ổn và bất định của tình hình quốc tế sẽ còn tiếp diễn, có thể xuất hiện những nhân tố mới, phức tạp hơn. Ở trong nước, kinh tế - xã hội tiếp tục phục hồi và phát triển, song còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, cơ đồ tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước và những thành quả đối ngoại đạt được trong năm 2023 là nền tảng vững chắc cho đối ngoại và ngoại giao Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách để đóng góp vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Trên cơ sở tổ chức thực hiện tốt đường lối đối ngoại Đại hội XIII và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phát huy mạnh mẽ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, ngành ngoại giao tập trung một số trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tư duy về đối ngoại. Với thế và lực mới của nước ta chưa bao giờ có được như ngày nay, cần mạnh dạn vượt ra khỏi tư duy lối mòn, tìm cách làm mới vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Muốn vậy, cần đẩy mạnh tổ chức triển khai công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo chiến lược về đối ngoại; nhạy bén phát hiện các vấn đề mới, nhận diện chính xác thời cơ, định vị đúng vị thế chiến lược của đất nước và tranh thủ tốt các xu thế quốc tế để chủ động có chủ trương, quyết sách, bước đi đối ngoại phù hợp.
Thứ hai, phát huy vai trò tiên phong, đồng thời phối hợp chặt chẽ với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, các ngành, các cấp triển khai đồng bộ các binh chủng đối ngoại và ngoại giao nhằm củng cố vững chắc môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, huy động tốt các nguồn lực mới từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
Trọng tâm là, phát huy hiệu quả các khuổn khổ quan hệ vừa được nâng tầm trong năm, thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác đã đạt được, đồng thời tiếp tục làm sâu sắc hơn và nâng tầm quan hệ với các đối tác khác nhằm mở rộng thị trường, thu hút đầu tư chất lượng cao, chuyển giao công nghệ mới, kiến tạo không gian phát triển mới cho đất nước, địa phương, doanh nghiệp và người dân, cũng như phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò và vị thế mới của Việt Nam tại các diễn đàn, cơ chế đa phương có tầm quan trọng chiến lược.
Thứ ba, tập trung tạo bước chuyển mới về xây dựng và phát triển ngành ngoại giao vững mạnh, toàn diện, hiện đại. Trong đó, trọng tâm tổ chức thực hiện tốt các đề án, kế hoạch về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí cán bộ; từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, cơ chế chính sách cho công tác đối ngoại; tiếp tục đổi mới phương thức, lề lối làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại...
(Trực tuyến) Thủ tướng Chính phủ tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên toàn thể Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển đất nước |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Trước những biến động của tình hình thế giới năm 2024, Bộ Ngoại giao sẽ làm gì để tiếp tục giữ vững những thành công của năm cũ và đưa công tác ngoại giao kinh tế thực sự trở thành động lực quan trọng đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đề ra trong năm mới?
Thực hiện chủ trương “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”, bám sát tư duy mới về ngoại giao kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế đã triển khai đồng bộ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Trước hết, ngoại giao kinh tế được triển khai rộng khắp trong các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, gắn kết chặt chẽ với ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa và các lĩnh vực khác của ngoại giao; trong đó, hợp tác kinh tế luôn là nội dung trọng tâm trong nội hàm của các mối quan hệ, nhất là quan hệ với các đối tác quan trọng.
Việc chúng ta nâng cấp quan hệ với các nước trong năm qua đã tạo đột phá trong hợp tác kinh tế với các nước này, mở ra nhiều cơ hội cho địa phương và doanh nghiệp Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các liên kết kinh tế quốc tế đã chủ động, tích cực và hiệu quả hơn.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Bên cạnh thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, năm 2023, chúng ta ký FTA với Israel và đang tích cực đàm phán FTA với các đối tác khác; ký trên 70 văn kiện hợp tác của các bộ, ngành và gần 100 thỏa thuận hợp tác của các địa phương, hàng trăm thỏa thuận của các doanh nghiệp... Kết quả là, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD...
Bước vào năm 2024, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, rủi ro, bên cạnh cơ hội, thuận lợi, cũng có những thách thức và tác động không thuận. Ngành ngoại giao tiếp tục quán triệt các chủ trương, định hướng của Đảng về ngoại giao kinh tế, bám sát Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, công tác ngoại giao kinh tế tiếp tục tranh thủ tốt thế và lực mới của đất nước, cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ vừa được nâng tầm thành các chương trình, dự án hợp tác kinh tế thiết thực, hiệu quả, nhất là về mở rộng thị trường, tiếp cận các nguồn vốn mới cho phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, thu hút du lịch, xuất khẩu lao động có tay nghề... Bên cạnh đó, cùng các ngành, địa phương chủ động, tích cực tháo gỡ vướng mắc trong hợp tác kinh tế với các đối tác, nhất là đối tác quan trọng. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ các ngành, địa phương và doanh nghiệp trên tinh thần “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Nhân dịp Năm mới 2024, Bộ trưởng muốn gửi gắm điều gì tới các cán bộ ngoại giao, người dân cả nước, bà con người Việt Nam ở nước ngoài cùng bạn bè quốc tế?
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và với sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài đã phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và đạt được những thành tựu to lớn trong năm 2023.
Cán bộ, đảng viên ngành ngoại giao đã nỗ lực vượt bậc, vượt qua khó khăn, thử thách, tận tụy phục vụ Đảng, Tổ quốc và Nhân dân và có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.
Một mùa Xuân mới sắp đến, từng cán bộ, đảng viên ngành ngoại giao đều ước vọng một thế giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực ngày càng lớn mạnh, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao, nhân dân ta có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Ngày 14/5, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đang điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân phố Vũ Tông Phan. Khoảng 20h32 cùng ngày, Công an quận Thanh Xuân nhận được tin báo cháy tại nhà số 37 ngõ 509 Vũ Tông Phan. Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội điều Đội cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an quận Thanh Xuân, Đội Chữa cháy Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy đến hiện trường. Xác minh ban đầu từ người dân,...
Video: Hiện trường vụ tai nạn Vụ tai nạn xảy ra khoảng 21h ngày 25/6 tại km 1314+500 tại khu phố Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, Phú Yên. Vào thời điểm trên, xe ô tô khách BKS 75B - ...do tài xế Võ Trọng D. (SN 1976, trú Thừa Thiên Huế) chạy theo hướng Bắc - Nam. Khi đến km 1314+500 địa phận Phú Yên thì bất ngờ lao vào nhà bà Nguyễn Thị Phương. Cú tông mạnh khiến phần mặt tiền căn nhà bà Phương bị sập hoàn toàn. Chiếc xe bị biến dạng...
Dự án đường Tạ Quang Bửu (quận 8, TP.HCM) đang tất bật làm để kịp hoàn thành dịp 30-4. Dự án này được nhiều người dân mong mỏi sau 23 năm khởi công).
Quá trình điều tra vụ án khai thác trái phép hơn 3 triệu tấn than, ông Nguyễn Ngô Quyết (cựu Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên) khai, đã nhận tiền từ nữ đại gia Châu Thị Mỹ Linh để tổ chức Đại hội Liên đoàn bóng bàn tỉnh Thái Nguyên do chính ông này làm Chủ tịch Liên đoàn.
Ninh Bình - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng người dân sử dụng kích điện để bắt giun đất làm ảnh hưởng đến môi...
Nguyễn Q.T. lên mạng xã hội lấy hình ảnh một phụ nữ mặc áo sơmi trắng đặt ảnh đại diện cho tài khoản Facebook “Hoài Thu” và dùng tài khoản này đăng bài kêu gọi từ thiện.
Bà Rony Beal, 72 tuổi, quyết đòi sòng bạc trả thưởng 2,5 triệu USD khi họ viện cớ máy chơi poker bị nghiêng để hủy kết quả trúng giải độc đắc của bà.
Liên quan đến vụ việc Trưởng Công an phường Bãi Cháy (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) có những hành vi thiếu chuẩn mực với người dân, Thường trực Thành ủy Hạ Long đã yêu cầu Đảng ủy Công an thành phố và Đảng ủy phường Bãi Cháy báo cáo nhanh vụ việc nêu trên. Kiến ThứcTrưởng Công an phường Bãi Cháy (áo trắng) có hành vi thiếu chuẩn mực.1 Theo đó, Thường trực Thành ủy Hạ Long yêu cầu Đảng ủy phường Bãi Cháy khẩn trương tiến hành xác minh, kiểm tra...
Theo Công an TP Hà Nội, người dân hiện có thể cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông qua trang Zalo Phòng Cảnh sát giao thông, số điện thoại...