Tại Lễ khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 diễn ra sáng 19/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (ICC), Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, Hà Nội đã và đang tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, phấn đấu trở thành đô thi văn minh, hiện đại.
Đối ngoại nhân dân góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội thân thiện, hiếu khách |
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, hòa chung dòng chảy hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của cả nước, Hà Nội đã và đang tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, phấn đấu trở thành đô thi văn minh, hiện đại, đối tác tin cậy, có trách nhiệm, trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn với bạn bè quốc tế.
Triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng, Hà Nội đã chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai toàn diện hoạt động đối ngoại trên ba trụ cột: Đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Ông Trần Sỹ Thanh cho rằng, đối ngoại chính trị được củng cố, quan hệ hợp tác hữu nghị song phương và đa phương của Hà Nội tiếp tục mở rộng và đạt hiệu quả tích cực.
Tin liên quan |
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Thành tựu đối ngoại là minh chứng rõ nét về đường lối đối ngoại đúng đắn của Việt Nam Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Thành tựu đối ngoại là minh chứng rõ nét về đường lối đối ngoại đúng đắn của Việt Nam |
Ngay sau khi đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, thành phố tích cực triển khai, trao đổi nâng cấp quan hệ, tập trung vào các đối tác truyền thống, chiến lược nhằm tăng cường cơ hội hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển địa phương.
Bên cạnh đó, Hà Nội đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác với nhiều địa phương tại các nước như: Lào, Trung Quốc, Cuba, Hàn Quốc... Qua đó, tạo khuôn khổ quan trọng trong các hoạt động hợp tác quốc tế trong giai đoạn tới.
“Năm 2023, Hà Nội ghi dấu ấn với các bước ngoặt quy mô lớn như hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12, Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ X, tạo ấn tương tốt đẹp với bạn bè quốc tế về Thủ đô năng động, sáng tạo, hội nhập”, Chủ tịch UBND Hà Nội nhấn mạnh.
Song song với đó, Hà Nội tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ địa phương các nước có quan hệ truyền thống tại Lào.
“Có thể nói, hoạt động đối ngoại chính trị cấp cao đã thúc đẩy quan hệ giữa Hà Nội với các địa phương tại các nước trên thế giới đi vào thực chất, hiệu quả hơn, đồng thời, mở rộng cơ hội với các đối tác mới”, ông Trần Sỹ Thanh đánh giá.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, đối ngoại kinh tế tiếp tục là trụ cột. Thành phố quan tâm, mở rộng các cơ hội hợp tác với các đối tác phù hợp, thúc đẩy kinh tế-xã hội thủ đô.
Ngoài ra, công tác đối ngoại nhân dân được triển khai sôi nổi, phong phú, đa dạng, mạnh mẽ, qua đó, quảng bá hình ảnh Hà Nội thân thiện, hiếu khách và mang đậm bản sắc thủ đô văn hiến, vì hòa bình.
Đối ngoại nhân dân góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội thân thiện, hiếu khách |
Đối ngoại chính trị được củng cố, quan hệ hợp tác hữu nghị song phương và đa phương của Hà Nội tiếp tục mở rộng và đạt hiệu quả tích cực. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Chủ đề của Hội nghị Ngoại giao lần này là “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, phản ánh rõ tính chất và nội dung trọng tâm của Hội nghị.
Bên cạnh đánh giá và dự báo tình hình quốc tế, Hội nghị sẽ kiểm điểm, đánh giá toàn diện kết quả hai năm triển khai vừa qua và hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, đề án quan trọng về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay; từ đó đề xuất các nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm và các biện pháp cần tập trung triển khai đến hết nhiệm kỳ khóa XIII và những năm tiếp theo.
Hội nghị là dịp để ngành Ngoại giao trao đổi một số vấn đề lớn, mới về đối ngoại để đóng góp vào tổng kết 40 năm thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới.
Hội nghị cũng dành nhiều thời gian thảo luận sâu rộng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển ngành Ngoại giao, nhất là những vấn đề then chốt như công tác cán bộ, xây dựng Đảng, cơ chế chính sách về đối ngoại, đổi mới lề lối làm việc với quyết tâm xây dựng ngành Ngoại giao vững mạnh toàn diện, hiện đại.
Nga bắt đầu gắn camera ảnh nhiệt lên UAV để tác chiến ban đêm, khiến lính Ukraine bất ngờ và nhiều khó khăn trong các hoạt động trên chiến trường.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho rằng, việc Ukraine tiếp tục chiến đấu trên mặt trận là 'cách duy nhất để đạt được hòa bình' trong cuộc xung đột của quốc gia Đông Âu này với Nga hiện nay.
Các nhóm vũ trang thân Iran tại Iraq và các nước Trung Đông gửi thông điệp sẵn sàng đến Lebanon hỗ trợ Hezbollah nếu chiến tranh tổng lực nổ ra với Israel.
Người đàn ông đột nhập vào phòng họp quốc hội Ấn Độ, hô khẩu hiệu và đốt pháo khói, khiến các nghị sĩ hoảng loạn.
Israel tung đòn tập kích lớn, nhưng chỉ nhắm vào lưới phòng không, cơ sở quân sự Iran, giúp tránh leo thang căng thẳng, tạo thuận lợi cho các chiến dịch tương lai nếu cần.
Quan chức Israel nói nước này sẽ có đáp trả vào lãnh thổ Iran trong vài ngày tới. Israel tiếp tục tấn công Lebanon trên không và trên bộ bất chấp nhiều lời kêu gọi ngừng bắn.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin 8 đội cứu hộ và hơn 330 nhân viên khẩn cấp đã được điều động tới hiện trường cùng hơn 100 trang, thiết bị cứu hộ.
Islamabad tiến hành đòn tập kích nhằm vào 'những nhóm phiến quân chống Pakistan tại Iran', vài ngày sau khi Tehran phóng tên lửa vào nước này.
Ông Trump gặp ông Biden để chuyển giao quyền lực; Qatar tạm ngưng làm trung gian chiến sự Gaza; Ukraine thừa nhận thêm khó khăn nếu lính Triều Tiên tham chiến; Đức kỷ niệm sụp đổ bức tường Berlin... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 10-11.