Đổi mới thi tốt nghiệp THPT để giảm áp lực cho học sinh

06:30 02/07/2023

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo phương án thi từ năm 2025 với nhiều đổi mới. Với một kỳ thi có quy mô trên toàn quốc, với khoảng 1 triệu thí sinh tham dự như hiện nay, xã hội kỳ vọng nhiều hơn từ việc đổi mới thi cử theo hướng giảm áp lực cho thí sinh và giảm tốn kém cho xã hội.

Hành trình đổi mới thi cử

Những ngày cuối tháng 6, hơn 1 triệu học sinh trên cả nước đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với mục đích vừa lấy kết quả để xét tốt nghiệp, vừa để tuyển sinh vào đại học. Mỗi mùa thi, chứng kiến học trò của mình bước vào kỳ thi quan trọng nhất trong đời học sinh, mỗi thầy cô lại có những cảm xúc đặc biệt.

Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) nhớ lại thời của mình. Đó là những năm 1960 - 1970, vì chiến tranh khốc liệt, nên học sinh vừa học, vừa phải tránh bom đạn khi đế quốc Mỹ bắt đầu tấn công miền Bắc. Cũng vì khó khăn, vất vả, nên từ năm 1965 - 1970, ở miền Bắc chỉ có một kỳ thi nhẹ nhàng để tốt nghiệp. Thế hệ của thầy, học sinh đỗ tốt nghiệp được tuyển vào đại học, cao đẳng bằng hình thức xét tuyển hồ sơ mà không phải thi.

Những năm sau đó, kỳ thi THPT có nhiều đổi mới, khi thì chỉ dùng để xét tốt nghiệp, kỳ thi đại học được tổ chức riêng, lúc lại tích hợp để sử dụng cho cả hai mục đích này. Trong đó, mốc thời gian năm 1981, khi hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình sách giáo khoa. Lúc này, mỗi thí sinh đăng ký 1 trường đại học, cao đẳng phù hợp với nguyện vọng và năng lực của mình.

Từ những năm 1990 đến 2001, học sinh cả nước bước sang thời có 1 kỳ thi tốt nghiệp và 2 kỳ thi đại học, 1 kỳ thi cao đẳng. Lúc đó, trường đại học tự ra đề thi dựa vào bộ đề của Bộ GDĐT. Với thế hệ những người sinh năm 1970 tới năm 1979, việc thi đại học là cả một hành trình, lặn lội cả trăm km, cơm đùm cơm nắm, lều chõng lên thành phố dự thi để giành suất vào đại học.

Từ năm 2002, Bộ GDĐT đã tiến hành đổi mới tuyển sinh đại học bằng kỳ thi có tên “3 chung” - chung đề, chung đợt và chung kết quả xét tuyển. Cho đến năm 2015, sau gần 5 năm chuẩn bị, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học chính thức ghép vào làm một, việc ra đề thi vẫn do Bộ GDĐT chủ trì. Kỳ thi này thường được gọi với cái tên “2 chung”. Từ đó đến nay, việc đổi mới thi cử được đánh giá là thuận lợi hơn cho thí sinh, không còn cảnh “khăn gói quả mướp” đổ dồn về thành phố dự thi. Lí do là thí sinh được chủ động chọn điểm thi ở gần nhà, không phải vất vả đi lại như trước.

Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, điều khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm là độ an toàn của kỳ thi trong bối cảnh những năm trước liên tiếp xảy ra việc lộ, lọt đề thi, gian lận thi cử. Mặc dù kỳ thi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc nhằm “vá” lỗ hổng bất cập trong những năm trước, song thực tế, câu chuyện đáng buồn này lại một lần nữa xảy ra ở 2 môn thi Toán và Ngữ văn. Với một kỳ thi mà kết quả được sử dụng để xét tuyển cả vào đại học như hiện nay, khâu bảo mật, quy trình tổ chức kỳ thi cần đảm bảo tuyệt đối an toàn, khách quan để đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh.

Hướng đổi mới thi tốt nghiệp THPT

Nhìn lại 4 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, 2021, 2022 do Bộ GDĐT tổ chức, chúng ta đều thấy có quá nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 gây ra. 2023 là năm kỳ thi trở về trạng thái bình thường.

Kỳ thi năm nay diễn ra trong bối cảnh Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 với nhiều đổi mới. Học sinh sẽ phải thi 4 môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và các môn học lựa chọn ở bậc THPT như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Đặc biệt, giai đoạn sau năm 2030, sẽ phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Với một kỳ thi có quy mô tầm quốc gia, xã hội đều quan tâm và kỳ vọng kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ kế thừa được kết quả của những giai đoạn trước, đảm bảo phân cấp phân quyền, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở. Điều kỳ vọng lớn nhất là kỳ thi cần tổ chức theo hướng gọn nhẹ hơn, giảm áp lực cho thí sinh, tốn kém cho xã hội và đánh giá được năng lực học sinh tốt hơn.

Theo Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thi tốt nghiệp THPT đều phải đánh giá được năng lực học sinh, dù là môn học bắt buộc hay môn học lựa chọn. Muốn vậy, phải có sự đổi mới trong cách ra đề thi. Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay việc tổ chức thi là cần thiết, nhưng đến một lúc nào đó cần nghiên cứu việc giao kỳ thi về cho các địa phương với bộ tiêu chí chung của Bộ GDĐT ban hành, trên cơ sở đó, các tỉnh sẽ có sự lựa chọn, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương mình.

Thạc sĩ Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông 2018 - cũng cho rằng, thi tốt nghiệp phải giảm nhẹ áp lực cho người học và giảm được áp lực về kinh tế cho xã hội. Áp lực với người học xuất phát từ cách thi, cách thức tổ chức dạy học của các trường. Việc này cần giải quyết tận gốc, khi đổi mới cách kiểm tra, đánh giá theo hướng chú trọng phát triển bản thân cá nhân mỗi học sinh, thì phương pháp dạy học trong nhà trường cũng sẽ điều chỉnh theo.

Về phía các giáo viên, thầy cô cũng chỉ ra thực trạng của việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Khi tất cả thí sinh trên cả nước thi chung đề, chung ngày thi và lấy kết quả để xét tốt nghiệp, xét tuyển đại học sẽ dẫn đến tình trạng chấm thi môn tự luận có sự chênh lệch khá lớn, nơi chấm lỏng, nơi chấm chặt, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh và tính công bằng của kỳ thi. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GDĐT không nên duy trì kỳ thi và thực hiện “3 chung” như hiện nay, bởi nó không còn phù hợp trong bối cảnh nhiều trường đại học đã chuyển sang hình thức xét tuyển đầu vào đại học bằng học bạ THPT, hoặc tổ chức các kỳ thi riêng để tuyển được những thí sinh phù hợp nhất với mục tiêu đào tạo của mình.

"Vậy nên đổi mới kỳ thi theo hướng nào?", nhà giáo Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh - cho rằng, Bộ GDĐT nên có chủ trương giao hẳn việc thi tốt nghiệp cho các địa phương. Đối với việc tuyển sinh đại học, cao đẳng, hãy để các trường tự lo. Bởi nếu các trường không nâng cao được chất lượng đào tạo, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, thì trường sẽ tự đánh mất uy tín đối với người học.

Có thể bạn quan tâm
Xe tải lấn làn ép xe đúng chiều nhường đường

Xe tải lấn làn ép xe đúng chiều nhường đường

07:00 26/10/2023

Chiếc xe tải lấn làn ở tốc độ cao, khiến xe đi đúng chiều phải dừng lại để tránh tai nạn hôm 23/10 tại Trần Phú, Bảo Lộc.

Nhiều khu dân cư bị lũ chia cắt

Nhiều khu dân cư bị lũ chia cắt

07:50 17/10/2023

Mưa lớn ba ngày qua khiến nhiều khu dân cư ở huyện Bình Sơn bị ngập, một số nơi bị sạt lở phải di dời dân.

Nhiều trường THPT công lập top đầu tại Hà Nội giảm chỉ tiêu lớp 10

Nhiều trường THPT công lập top đầu tại Hà Nội giảm chỉ tiêu lớp 10

16:30 17/04/2024

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu lớp 10 công lập ở 119 trường THPT năm 2024.

Thêm trường học ở Hà Nội bị tố lạm thu, ép phụ huynh đăng kí học liên kết

Thêm trường học ở Hà Nội bị tố lạm thu, ép phụ huynh đăng kí học liên kết

07:40 19/10/2023

Phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, nhà trường cố tình lách luật, ép phụ huynh đăng kí cho con...

Điểm chuẩn 2 năm qua của Trường Đại học Luật Hà Nội

Điểm chuẩn 2 năm qua của Trường Đại học Luật Hà Nội

10:30 08/04/2024

Điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội 2 năm gần đây là căn cứ cho thí sinh tham khảo trước thềm kì thi tốt nghiệp THPT 2024.

Sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền thông Indonesia ca ngợi

Sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền thông Indonesia ca ngợi

17:00 19/05/2023

Nhiều tờ báo Indonesia có bài viết ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam, người bạn thân thiết của những người đấu tranh vì hòa bình thế giới nhân dịp sinh nhật Người.

25 tỉnh thành công bố điểm chuẩn lớp 10 năm 2023

25 tỉnh thành công bố điểm chuẩn lớp 10 năm 2023

06:50 25/06/2023

Nhiều tỉnh thành đã công bố điểm chuẩn lớp 10 năm học 2023. Nhiều nơi, điểm chuẩn rất thấp, chưa đến 10 điểm/3 môn.

Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ xin thôi việc

Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ xin thôi việc

14:20 01/11/2023

Ông Nguyễn Văn Hồng, 55 tuổi, tiến sĩ kinh tế, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ xin nghỉ công tác do 'hoàn cảnh gia đình'.

Giáo viên định hướng cách ôn tập kỳ thi vào lớp 10 sau khi Hà Nội công bố đề thi minh họa

Giáo viên định hướng cách ôn tập kỳ thi vào lớp 10 sau khi Hà Nội công bố đề thi minh họa

03:30 03/05/2024

Cô Vương Thúy Hằng – giáo viên Ngữ văn, Hệ thống giáo dục HOCMAI – đánh giá, năm nay là năm cuối cùng thực hiện theo chương trình Giáo dục...

Co loi xay ra
Co loi xay ra