Đối mặt với cơn bão mạnh nhất vài năm, Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó

04:50 17/07/2023

Ngày 16/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 646/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023
Hình ảnh dự báo vị trí và đường đi của bão số 1. (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia)

Công điện nêu rõ: Bão số 1 (tên quốc tế là TALIM) đang hoạt động ở phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13.

Theo dự báo, bão số 1 còn tiếp tục mạnh lên cấp 12-13, giật cấp 15, từ chiều mai (ngày 17/7/2023) bão có thể sẽ gây gió mạnh trên Vịnh Bắc Bộ, sau đó tiếp tục ảnh hưởng đến vùng biển ven bờ và đất liền ven biển Bắc Bộ, hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn kéo dài, nhất là tại khu vực phía Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại miền núi, ngập úng cục bộ tại các đô thị và vùng thấp trũng, ven sông, suối.

Những ngày qua, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan đã chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó với bão số 1 theo cấp độ rủi ro thiên tai, góp phần bảo đảm an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên biển.

Tin liên quan
Miền Bắc chuẩn bị hứng cơn bão mạnh nhất trong vài năm, bắt đầu có mưa lớn từ 18/7
Miền Bắc chuẩn bị hứng cơn bão mạnh nhất trong vài năm, bắt đầu có mưa lớn từ 18/7

Đây là cơn bão đầu tiên năm 2023, dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta với cường độ mạnh ngay sau đợt nắng nóng kéo dài.

Để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ, bảo vệ an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố không được chủ quan, lơ là, chỉ đạo quyết liệt triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, tập trung chỉ đạo:

Bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo: Rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, chủ động hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn đối với hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thuỷ sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp; chủ động cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền: Rà soát, chủ động triển khai sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực nguy cơ bị ngập sâu cửa sông, ven biển.

Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, nhất là vị trí xung yếu hoặc đang thi công trên các tuyến đê biển, đê cửa sông; sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và khu công nghiệp có nguy cơ ngập lụt.

Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy.

Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

Bảo đảm an toàn khu vực miền núi: Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực ngập sâu, chia cắt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Chỉ đạo rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, không để xảy ra sự cố gây thiệt hại về người khi có mưa lớn.

Kiểm tra, rà soát, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là các tuyến đê biển, đê cửa sông, hồ đập xung yếu, công trình đang thi công sửa chữa; bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản.

Bộ Công Thương chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thuỷ điện, nhất là xả lũ khẩn cấp; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hầm mỏ, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác đảm bảo an toàn tàu vận tải, kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Các bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ theo quy định.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét để chỉ đạo các biện pháp cụ thể, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm
Xây dựng cầu Đuống mới để tách đường sắt khỏi đường bộ

Xây dựng cầu Đuống mới để tách đường sắt khỏi đường bộ

12:10 22/07/2023

Sáng 22-7 Bộ Giao thông vận tải đã triển khai thi công cầu đường bộ vượt sông Đuống thuộc dự án nâng cấp vận tải thủy sông Đuống, để xây dựng cầu Đuống mới và cầu đường sắt thay thế cho cầu cũ hiện nay.

Vì sao cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương bị đề nghị thay đổi tội danh?

Vì sao cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương bị đề nghị thay đổi tội danh?

12:30 23/08/2023

Luật sư cho rằng, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng đã can thiệp vào hoạt động của cơ quan, tổ chức. Chính vì thế, cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị Viện KSND Tối cao xem xét phê chuẩn quyết định thay đổi tội danh từ “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” sang “Nhận hối lộ” với bị can này là đúng diễn biến vụ án.

Sẽ điều tra nhiều cán bộ trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sẽ điều tra nhiều cán bộ trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

15:50 02/10/2023

Công an đang mở rộng điều tra vụ cháy chung cư mini khiến 56 người chết và làm rõ 'có đủ căn cứ xử lý hình sự nhóm cán bộ nhà nước' liên quan việc này hay không.

Lãnh đạo văn phòng đăng ký đất đai bị tố cấp giấy sai, tự ý dời ranh cọc

Lãnh đạo văn phòng đăng ký đất đai bị tố cấp giấy sai, tự ý dời ranh cọc

17:50 10/01/2024

Lãnh đạo văn phòng đăng ký đất đai huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang bị tố cấp giấy sai, không đúng diện tích và tự ý dời ranh cọc gây thiệt hại cho người dân.

Lão nông 'dành cả thanh xuân' sưu tầm 4.000 cối đá về xây công trình độc lạ

Lão nông 'dành cả thanh xuân' sưu tầm 4.000 cối đá về xây công trình độc lạ

09:00 28/04/2024

Video: Bộ sưu tầm cối đá của lão nông Thái Bình

Lực lượng Hải quân tặng quà cho ngư dân Đà Nẵng vươn khơi, bám biển

Lực lượng Hải quân tặng quà cho ngư dân Đà Nẵng vươn khơi, bám biển

21:00 15/03/2024

Chiều 15.3, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức tặng quà cho các chủ tàu cá, ngư dân đánh bắt xa bờ ở Âu thuyền Thọ Quang, quận...

Phố ẩm thực ở Cần Thơ ngập sâu trong nước, khách vắng hoe

Phố ẩm thực ở Cần Thơ ngập sâu trong nước, khách vắng hoe

08:00 02/10/2023

Cần Thơ - Triều cường dâng cao, nước ngập tràn vào cả quán,... những tuyến phố ẩm thực Hồ Bún Xáng, Hồ Xáng Thổi (TP Cần Thơ) trở nên ế...

Vụ 4 ngư dân bị đánh dã man trên tàu cá: 'Nhiều lần tôi định nhảy xuống biển...'

Vụ 4 ngư dân bị đánh dã man trên tàu cá: 'Nhiều lần tôi định nhảy xuống biển...'

14:40 11/08/2023

Theo lời kể của các ngư dân bị đánh ở tàu cá, do không quen công việc, thao tác chậm thường bị các ngư dân đi cùng tàu có kinh nghiệm đánh đập, có người đã có ý định nhảy xuống biển thoát thân...

Cháy cửa hàng quần áo trên phố Lê Duẩn, cột khói bốc cao

Cháy cửa hàng quần áo trên phố Lê Duẩn, cột khói bốc cao

12:00 13/04/2023

Thông tin ban đầu, vụ cháy cửa hàng quần áo trên phố Lê Duẩn, quận Đống Đa, TP Hà Nội xảy ra vào khoảng 8h37 ngày 13/4. Cụ thể, vào thời gian này, người dân phát hiện đám cháy bùng phát tại số nhà 472 phố Lê Duẩn, ngay sau đó đã hô hoán người trong cửa hàng thoát nạn, đồng thời thông báo cho lực lượng chữa cháy. Kiến ThứcHiện trường nơi xảy ra vụ cháy cửa hàng quần áo.1 Sau ít phút, các lực lượng tham gia chữa cháy đã tiếp cận và xử lý ngăn cháy...

Co loi xay ra
Co loi xay ra