2 năm trở lại đây, từ khi khánh thành Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ trên đồi F, nhiều người mới biết đến địa danh này. Vốn không nổi tiếng như đồi A1, D, C1, thế nhưng đồi F ở ngay cạnh đồi A1 lại là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất và gây nhiều thương vong nhất...
Tại Chiến trường Điện Biên Phủ, trong hệ thống phòng thủ Tập đoàn cứ điểm của quân Pháp thì dãy đồi phía Đông, trong đó có đồi F là bức tường chắn khá an toàn để bảo vệ khu Trung tâm chỉ huy của Tập đoàn cứ điểm.
Do vậy, với một viên tướng nhiều năm kinh qua trận mạc, tướng Đờ-cát bố trí 2 cụm cứ điểm nhằm tạo hướng phòng ngự chủ yếu để ngăn chặn đối phương từ phía Đông và Đông Bắc đánh vào khu trung tâm. Các cao điểm phía Đông này có vị trí và tính chất quan trọng như vậy nên những trận chiến tại đây đã diễn ra vô cùng cam go và ác liệt.
Theo lịch sử Quân sự Việt Nam, khi quân ta đánh vào cụm cứ điểm này đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở vòng ngoài, phá tan được hệ thống hàng rào dây thép gai và chờ thời cơ để tổ chức thọc sâu vào hầm chỉ huy tại các cứ điểm. Tuy nhiên, tướng Đờ-cát cũng đã nhanh chóng đề ra những phương án đối phó.
Trong đợt tiến công kéo dày 39 ngày đêm đánh chiếm đồi A1, Trung đoàn 174 thuộc Đại đoàn 316 nhận nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu thực địa thì xác định sẽ gặp khó khăn khi thấy địch dựa vào địa thế của quả đồi để bố trí phòng thủ thành ba tuyến.
Bên ngoài là tuyến chống cự chủ yếu; tuyến trung gian có đặt trận địa hỏa lực; trên đỉnh đồi là tuyến cố thủ và hầm chỉ huy. Trong cứ điểm có nhiều tuyến chiến hào và giao thông hào liên hoàn. Tất cả các lô cốt và hầm trú ẩn đều có nắp, chịu được đạn súng cối và pháo.
Do vậy lực lượng của ta đã bị tổn thất nhiều trong ngày đầu tiên. Ta và địch giành nhau từng ụ súng, từng ngách hào, từng tấc đất. Sau 39 ngày đêm giao tranh ác liệt với nhiều trận đánh kéo dài, quân đội ta đã làm chủ hoàn toàn đồi F và đồi A1 vào rạng sáng ngày 7.5.1954.
Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm thì riêng các trận đánh tại cứ điểm đồi F và đồi A1 đã phải kéo dài đến 39 ngày đêm và là nơi diễn ra nhiều trận đánh nhất, ác liệt nhất, gây nhiều thương vong nhất cho cả hai bên.
Theo ông Nguyễn Việt Phương - Nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Điện Biên (đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng đền thờ) trước khi khởi công xây dựng Đền thờ liệt sĩ tại chiến trường Điện Biên Phủ trên đồi F, gần chục ngôi mộ liệt sĩ hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tiếp tục được phát hiện. Sau đó công trình được khởi công vào ngày 13.3.2021 - đúng Kỷ niệm 67 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngôi đền này được khánh thành vào tháng 5.2022 - hơn 1 năm sau đó, đúng dịp Kỷ niệm 68 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Từ đó đến nay, những du khách đến Điện Biên không có điều kiện đi thăm hết các nghĩa trang liệt sĩ thì đều chọn Đền thờ trên đồi F là điểm đến để tỏ lòng tri ân đối với những anh hùng liệt sĩ đã mãi mãi nằm lại chiến trường vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Từ khi đền thờ được xây dựng đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, dự án này được triển khai chủ yếu từ nguồn xã hội hóa đã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung và Chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng.
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chiều 3.5, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều công trình, bài viết về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuốn sách Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản nhiều lần, qua mỗi lần xuất bản lại được Đại tướng bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hơn.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024) và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 9 cuốn sách Điện Biên Phủ, có hiệu chỉnh, bổ sung một số bài viết và tư liệu, sự kiện lịch sử liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, do ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng - sưu tầm, tuyển chọn theo di huấn của Đại tướng.
Song song với xuất bản sách giấy truyền thống, để thuận tiện cho bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu và tra cứu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản điện tử cuốn sách trên trang https://sachquocgia.vn/. Trần Vương
Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Sáng 3.5, tại Sân vận động tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025, đã tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024).
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, chủ trì chương trình sơ duyệt.
Chương trình sơ duyệt gồm các nội dung chính thức, như: Nghi lễ chào cờ; biểu diễn trống hội; trình diễn khối nghệ thuật; công bố quyết định đón nhận huân chương, khen thưởng; lễ diễu binh, diễu hành…
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, từ kết quả buổi sơ duyệt hôm nay, sẽ đánh giá kết quả, đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành, làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị tiếp tục huấn luyện các lực lượng và chuẩn bị tốt cho buổi Tổng duyệt vào sáng 5.5 và Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức vào sáng 7.5 đạt kết quả cao nhất; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao, để Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành tương xứng với quy mô, tầm vóc của chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. An Long
Ngày 14-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự, chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Cụ thể, lúc 19h ngày 18/11, vị trí tâm bão số 9 trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h. Dự báo trong 24 giờ tới, bão ở phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía Bắc, đổi hướng tây, mỗi giờ đi được 15-20km/h và suy yếu thêm....
Dù không liên quan trong giao dịch mua bán nhà, nhưng Linh và Hoành đã đến đe dọa, đập phá tài sản của người khác. Hai đối tượng bị khởi tố về tội 'Cưỡng đoạt tài sản'.
Quảng Trị - Đang trên thuyền đánh cá, thấy có người bị đuối nước, 2 ngư dân liền lao xuống biển ứng cứu.
Tỉnh Cà Mau khởi công xây cụm tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra bắc năm 1954 ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, kinh phí 176 tỷ đồng, ngày 2/1.
Cụ thể, ông Kpă Long- dân tộc Jrai, nguyên phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện Chư Pưh, bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo hồ sơ vụ án, ông Kpă Long sinh năm 1970, tốt nghiệp Đại học chính quy ngành Lâm sinh thuộc Đại học Tây Nguyên năm 1996; tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị - hành chính thuộc Học viện Chính trị Khu vực III năm 2015. Lý do phạm tội được xác định do không phát hiện hồ sơ...
Quảng Ninh - Ngày 27.6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hạ Long cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can...
Ngày 28/8, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với đồng chí Lưu Ninh, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc nhân dịp đồng chí Lưu Ninh có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 26-30/8.
Hiện nay, đồng Riel ở Campuchia lưu thông phổ biến dưới cả 2 dạng là tiền xu và tiền giấy với nhiều mệnh giá như 1, 5, 10, 20, 50, 100, 500 Riel. 1 Riel bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Theo tỷ giá cập nhật ngày 11/6/2024 tại ngân hàng ACB: 1 KHR = 6,39 VND 5 KHR = 31,95 VND 10 KHR = 63,9 VND 100 KHR = 639 VND 500 KHR = 3.195 VND 1000 KHR = 6.390 VND 100.000 KHR= 639.000 VND Lưu ý, tỷ giá giữa đồng Riel và đồng VND có thể biến động theo thời gian....