Người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái quan niệm ‘rừng là cha, đất là mẹ’ nên bao đời nay thực hành lễ cúng rừng với lời thề giữ rừng, bảo vệ rừng thiêng liêng.
Ngay sau khi vui mừng đón bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với Lễ cúng rừng người Mông xã Nà Hẩu, ngày 27-2, nhân dân địa phương đã thực hiện Lễ cúng rừng linh thiêng và độc đáo tại ba khu rừng thiêng của ba thôn trong xã là Bản Tát, Trung Tâm, Ba Khuy.
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, tiếng Mông gọi là "tri lồng", nghĩa là "cúng rừng", ngoài ra còn có tên khác là Tết rừng.
Nà Hẩu nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, nơi có gần 100% đồng bào Mông sinh sống, được biết đến với đặc điểm riêng biệt của một vùng đất "làng trong rừng, rừng trong làng".
Theo thầy mo Sùng A Sềnh, trước đây người Mông có tập tục du canh du cư nên rừng luôn là mái nhà đối với đồng bào.
Người Mông truyền nhau câu ca "Sống rừng nuôi, chết rừng chôn". Với người Mông, giữ rừng đầu nguồn, rừng thiêng đã thành lệ của bản.
Cộng đồng người Mông sống ở xã Nà Hẩu hiện nay di chuyển từ hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà, tỉnh Lào Cai về từ năm 1979.
Lễ cúng rừng thực hiện từ năm đó, duy trì đầy đủ các nghi lễ như khi cộng đồng còn sinh sống ở địa bàn cũ.
Cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch hằng năm đồng bào lại cúng rừng tại khu rừng cấm của 3 thôn trong xã là Bản Tát, Trung Tâm, Ba Khuy, nơi có những cây táu cổ thụ cao đẹp nhất.
Lễ vật cho lễ cúng rừng gồm một con lợn đen tuyển chọn kỹ lưỡng; một con gà trống (lấu ca) màu trắng, một con gà mái (pù ka) lông màu vàng hoặc màu đen. Một dải vải trắng do thầy mo giữ.
Xôi (mó plẩu) nhiều màu trắng, vàng, tím, đỏ… (ít nhất 3 màu). Rượu (chớ) 6 chén đựng bằng ống nứa, trong đó 4 chén đặt ở bàn thờ thần rừng, 2 chén nứa đặt ở phiến đá thờ vợ thần rừng; tiền, vàng mã, nến, hương…
Sáng sớm, nhân dân trong các thôn bản đã chuẩn bị cho việc rước lễ vật thường từ nhà cộng đồng hoặc từ nhà thầy cúng đến địa điểm khu vực cúng rừng ở các thôn.
Đoàn rước lễ có thầy cúng (thờ tri lồng), thầy phụ lễ (thờ tri thớ tỷ) mang đôi gà, 2 (hoặc 4) thanh niên nam khênh lợn, ban tự quản mang hương, vàng mã, giấy, lễ vật và rượu tham gia đoàn rước cùng các nam nữ hát, múa khèn, múa gậy sênh tiền. Cuối cùng là nhân dân trong thôn cùng du khách thập phương.
Sau khi công tác chuẩn bị đã xong thầy mo (thầy cúng) bắt đầu thổi một hồi tù và, báo hiệu lễ cúng bắt đầu. Đầu tiên là lễ cúng sống gà, lợn, sau đó là lễ cũng chín.
Sau khi kết thúc nghi lễ cúng, tại vạt rừng đã được chuẩn bị trước, đồng bào Mông ở Nà Hẩu cùng các cấp chính quyền của xã, huyện Văn Yên phát động trồng cây và hô vang lời thề bảo vệ rừng.
Đặc biệt trong ba ngày cấm rừng sau lễ cúng người dân sẽ không khai thác bất cứ sản vật gì từ rừng, không thả rông gia súc, không phơi quần áo ngoài trời, không xay ngô, giã gạo…
Chủ lễ cũng thông báo trong ba ngày cấm rừng mà người dân phát hiện ra một ai đó vi phạm những điều cấm đã được cam kết thì sẽ bị phạt cúng lại một con lợn, một đôi gà, mời thôn hoặc cả làng ăn cùng.
Sau lời thề bảo vệ rừng, nhân dân trong thôn cùng bầu tổ hòa giải và tổ tự quản bảo vệ rừng của năm mới.
Tổ tự quản sẽ theo dõi hoạt động của dân bản trong suốt năm, kịp thời nhắc nhở những hộ vi phạm việc cấm rừng, thực hiện nhiệm vụ hòa giải tại thôn xóm.
Xong xuôi, người dân trải lá dọn mâm ra ăn cỗ, hoặc dựng bàn ghế bằng tre tươi như Bản Tát làm. Tiệc ăn uống vui đến cuối ngày mới tan, sau đó ăn Tết trong ba ngày nữa.
Hai bài xã luận mới được Pathet Lao đăng tải nhấn mạnh vai trò đặc biệt của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước của hai dân tộc.
Lúc 20h10 ngày 20.7, kênh VTV8 sẽ truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Giữ trọn lời thề - Bản hùng ca từ cội nguồn' tôn vinh chiến sĩ CAND.
TP HCM có nhiều quán phở đêm giá bình dân, phục vụ đa dạng phở kiểu Bắc, kiểu Nam, từ phở bò, phở gà đến bò viên cho thực khách no bụng giữa đêm khuya.
Z121 Vina Pyrotech và Jiangxi Yangfeng là hai đội thi mang dấu ấn riêng biệt cả về phong cách trình diễn lẫn ngôn ngữ pháo hoa, được kỳ vọng sẽ tạo nên một đêm Chung kết thăng hoa của DIFF 2025.
Nhận cuộc gọi cầu cứu từ chị gái, Đỗ Trần Nguyệt Ánh (34 tuổi) vội chạy qua hỗ trợ, song bất lực trước ngọn lửa đỏ rực bao trùm căn nhà bên trong có người thân.
Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Xây dựng vừa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Đoàn Thanh niên Bộ giai đoạn 2025 - 2027. Chị Nguyễn Diệu Linh được chỉ định làm Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng giai đoạn 2025 – 2027.
Nhìn thấy con cá sấu ngoạm thi thể người đàn ông trong miệng, người dân một ngôi làng ở Indonesia cầm gậy đuổi đánh tới tấp, khiến nó nhả ra nhưng nạn nhân đã tử vong.
Một đoạn khe chảy qua thị trấn Trà Lân (huyện Con Cuông, Nghệ An) bị ô nhiễm được đoàn viên thanh niên cùng các chiến sĩ công an và người dân làm sạch, khơi thông dòng chảy.