Trả lời câu hỏi của phóng viên về cách mà các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể làm để bảo mật hệ thống, bà Bennett cho rằng dù là doanh nghiệp lớn hay vừa và nhỏ, điều quan trọng nhất là có được nhận thức đúng về an ninh mạng. Chuyên gia này cho rằng bài toán doanh số và lợi nhuận vẫn khiến nhiều doanh nghiệp "ngại" đầu tư đúng mức vào bảo mật thông tin, từ đó khiến họ dễ trở thành mục tiêu của dạng tấn công ransomware (mã độc tống tiền).
Để có nhận thức đúng về tầm quan trọng của an ninh thông tin, trước hết doanh nghiệp cần hiểu rằng tấn công mạng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận bởi hai lý do: Dịch vụ khách hàng gián đoạn và việc để mặc ransomware và sử dụng dữ liệu backup vẫn ẩn chứa rủi ro dữ liệu này bị tin tặc mã hóa.
Trong khi đó, ông Tuấn Anh khuyến nghị các doanh nghiệp nên có đầu tư đúng mức vào hạ tầng IT và an ninh mạng, mà trong đó chuyển đổi số trên đám mây là một bước đi quan trọng. Ngoài ra, việc nhận thức sớm được nguy cơ tấn công sẽ giúp doanh nghiệp sớm có phương án xử lý.
Đồng tình với ông Tuấn Anh, bà Bennett cho rằng chuyển đổi số đám mây cũng là một động thái cần thiết, tuy nhiên vẫn cần nâng cao cảnh giác. "Tôi gọi đó là chuyển giao rủi ro. Khi chúng ta chuyển giao rủi ro bằng cách đưa thông tin lên đám mây, chúng ta đang nhờ nhà cung cấp dịch vụ quản lý hộ chúng ta. Tuy nhiên, dù chuyển giao rủi ro như thế nào thì vẫn phải nhận thức rõ được rủi ro đó. Tôi cho rằng rủi ro với một bên là rủi ro với tất cả các bên, và luôn cần cảnh giác cũng như nhận thức rõ về mức độ bảo vệ của nhà cung cấp", bà chia sẻ.
Đứng trước lo ngại việc AI có thể truy cập vào các thông tin nhạy cảm, cũng như các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có thể bị lợi dụng bởi các cuộc tấn công mạng, bà Bennett chia sẻ về một chương trình được Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng là "bug bounty" và "AI bounty".
Theo đó, chuyên gia này đã chứng kiến một số doanh nghiệp gặp rủi ro về an ninh mạng do sử dụng code có chứa mã độc trong mô hình huấn luyện AI. Để đảm bảo nguồn mã sạch và an toàn, các đề xuất chính bao gồm việc triển khai Đội Đỏ (red teaming), trong đó các chuyên gia sẽ mô phỏng các cuộc tấn công mạng để phát hiện ra các lỗ hổng trong hệ thống AI.
Ngoài ra, chương trình AI bounty sẽ trao phần thưởng cho những phát hiện liên quan đến lỗi hoặc rủi ro của AI. Cuối cùng, đội ngũ chuyên gia khuyên không nên vội vàng cập nhật, triển khai mã AI, có thể dẫn đến những sự cố không lường trước được. Thay vào đó, việc kiểm tra và xác thực kỹ lưỡng phải diễn ra trước bất kỳ hoạt động triển khai nào để đảm bảo mã sạch và an toàn.
Gần đây, nhiều doanh nghiệp liên tục bị tấn công mạng. Ngày 2/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) thông báo bị tấn công ransomware, khiến hệ thống IT, bao gồm hệ thống phát hành hóa đơn điện tử, bị tê liệt. PVOIL đã báo cáo sự việc lên cơ quan chức năng và đang khắc phục sự cố. Trước đó, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cũng bị hacker tấn công, làm nhà đầu tư không thể truy cập vào website và ứng dụng để giao dịch và kiểm tra tài khoản.
Theo SCMP, công nghệ não trên chip (Brain-on-chip technology) do các nhà nghiên cứu tại Đại học Thiên Tân và Đại học KH&CN Nam Phương phát triển. Nghiên cứu dựa trên việc kết hợp một mô não được nuôi cấy từ tế bào gốc của người (brain organoid) với chip giao diện thần kinh để cung cấp năng lượng cho robot và dạy nó tránh chướng ngại vật, cầm nắm vật thể. Công nghệ trên là hướng mới nổi của giao diện não-máy tính (BCI), nhằm kết hợp các tín hiệu...
Trao đổi với VTC News chiều 24/4, PGS.TS Phan Kế Long, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết, dự kiến cuối giờ chiều nay mẫu vật rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô sẽ được đưa về bảo tàng để bảo quản. Rùa Hoàn Kiếm ở Đồng Mô có chiều dài 1,56 m, nặng 93 kg. 'Trong thời gian chờ quyết định của UBND Hà Nội về phương án xử lý, xác rùa tạm thời sẽ được Bảo tàng bảo quản tại kho lạnh sâu ở nhiệt độ âm 20 độ C', ông Long nói. Diện...
Trung tâm phát triển dịch vụ và khai thác hạ tầng khoa học công nghệ (CSID) được thành lập để kết nối các nguồn lực thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường.
47 công trình khoa học tiêu biểu đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ đời sống, được chọn trao Giải Vifotec 2023.
Vào lúc 11h26 ngày 26/12, tên lửa đẩy Trường Chinh 3B và Viễn Chinh 1 của Trung Quốc đã được phóng lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Nam nước này, đưa các vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu thứ 57 và 58 vào quỹ đạo định sẵn. Đây là nhóm vệ tinh định vị quỹ đạo trái đất tầm trung đầu tiên được phóng lên kể từ khi hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu-3 (BDS-3) chính thức đi vào hoạt động ngày 31/7/2020. Tính đến nay, số vệ tinh...
Hai thí sinh Việt Nam là Đặng Phương Khôi Nguyên và Nguyễn Đắc Phúc đã xuất sắc đoạt giải Ba, thuộc hạng mục Thực tiễn mạng máy tính (Network) tại cuộc thi ICT Huawei.
Các nhà khảo cổ ở Ả-rập Xê-út đã phát hiện hài cốt người cổ đại được chôn gần hàng trăm xương động vật nằm rải rác bên trong một di tích sa mạc 7.000 năm tuổi, một địa điểm nghi lễ được sử dụng bởi một giáo phái thời tiền sử.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy kỳ vọng sự hợp tác với Hàn Quốc giúp thúc đẩy Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam.
Những bằng chứng trong hầm mộ và việc phân tích hài cốt vua Tutankhamun cho thấy, có thể ông đột ngột chết trẻ do ngã khỏi xe ngựa.