"Tôi đã sống ở Việt Nam 366 tháng. Chưa từng trải qua một cơn bão nào thảm khốc như Yagi".
Ông Hong Sun - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) - chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ về thiệt hại của bão Yagi với cộng đồng DN Hàn Quốc tại Việt Nam.
Ông Sun nói: Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, người dân và DN kiên cường, nghị lực, quá trình tái thiết nhiều khó khăn nhưng sẽ dần khôi phục.
* Ông đánh giá như thế nào về mức độ thiệt hại của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam do cơn bão Yagi vừa qua?
- Cũng như người dân và các DN Việt Nam, nhiều DN Hàn Quốc ở miền Bắc chịu thiệt hại rất lớn do cơn bão Yagi. DN ở Quảng Ninh, Hải Phòng được thống kê thiệt hại lớn nhất, nhiều DN ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ... cũng bị ảnh hưởng.
Nhiều hàng hóa hư hại, nhà xưởng, kho... sập đổ, vỡ kính, máy móc ngập nước hư hỏng... Chưa ước tính được thiệt hại quy đổi bằng tiền, nhưng nhiều nơi phải mất vài tháng để khôi phục.
Đơn cử như một nhà máy ở Hải Phòng, nhà xưởng gần biển, cả tầng hầm lẫn tầng 1 đều ngập nước, DN phải mất vài tháng để khắc phục vì máy móc nhiều loại phải đặt hàng lại.
Ngoài ra, DN còn chịu thiệt hại gián tiếp do không sản xuất được ngay nên bị chậm đơn hàng. Có những đơn vị hợp đồng có điều khoản về thiên tai, nhưng có những nơi thì không, nếu chậm giao hàng cho khách hàng sẽ bị phạt, đền bù.
* Quá trình tái thiết của DN có khó khăn gì lớn không, thưa ông?
- Vừa dọn dẹp, vừa khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão là một quá trình không dễ dàng, nhưng các DN đều tận lực tối đa cho quá trình tái thiết. Mục tiêu lớn nhất là sớm đưa DN vào hoạt động bình thường, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.
Chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão. Điều này góp phần giúp DN trong nước lẫn các DN Hàn Quốc dần phục hồi quá trình sản xuất.
Tuy vậy, đến nay nhiều khu vực vẫn bị cắt điện nên nhiều nhà máy chưa hoạt động trở lại. Do đó, cộng đồng DN mong muốn Chính phủ cố gắng nhanh chóng hồi phục sớm về cơ sở hạ tầng để thuận tiện đi lại, từ đó giúp tình hình kinh doanh của DN ổn định trở lại.
Một số nơi như Thái Nguyên, Phú Thọ... do vẫn còn ngập hoặc do cầu sập, công nhân viên chưa đi làm bình thường được. Máy móc may mắn không hỏng hóc, nhưng không có người làm cũng chưa thể vận hành bình thường được.
Chúng tôi kỳ vọng song song với quá trình tái thiết của DN, các hoạt động sửa chữa hạ tầng cầu đường và các hạ tầng xã hội khác được Việt Nam triển khai nhanh chóng, đồng bộ.
* Hàn Quốc cũng phải đối mặt với nhiều thiên tai, bão lũ hằng năm. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc trong khắc phục và tái thiết sau bão?
- Tôi đã sống ở Việt Nam 366 tháng, chưa từng trải qua một cơn bão nào thảm khốc như Yagi. Không riêng gì Việt Nam, cơn bão này còn hoành hành ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào...
Quá trình DN tái thiết sau bão cần gắn chặt và đẩy mạnh hơn nữa với câu chuyện môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Đây là vấn đề toàn cầu, DN Việt hay Hàn là những "mắt xích" quan trọng trong đó. Sau cơn bão này, mong rằng DN sẽ ý thức hơn và "ăn sâu" vào trong tiềm thức mọi hành động.
Hàn Quốc là một nước thường xuyên xảy ra bão vào mùa hè. Để hồi phục sau bão lũ hay bất cứ thiên tai nào, Chính phủ tích cực hỗ trợ các khoản vay khẩn cấp với người dân, DN bị thiệt hại để quá trình tái thiết diễn ra nhanh hơn.
Nhiều khoản thuế được giãn, hoãn hoặc miễn. Sau khi tuyên bố thiên tai thì ngân sách của trung ương và địa phương nhanh chóng giải ngân. Trong đó, phát huy tối đa ngân sách trung ương để tái thiết sau bão.
Nhiều nguồn kinh phí tham gia cùng lúc, trong đó nhà nước tập trung xử lý các vấn đề vĩ mô, còn người dân và DN có các nguồn quy mô nhỏ.
Quy định cấm cha, mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột cùng đấu giá một tài sản để tránh thông đồng giá nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng không hợp lý.
Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp tục đi ngang tại cả 3 miền, giao dịch quanh mốc gần 62.000 đồng/kg; theo các chuyên gia xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt đạt trên 70% tiêu chí hữu cơ, an toàn sinh học, tuần hoàn khép kín bằng quy trình xử lý chất thải chăn nuôi gần như không bị dịch bệnh.
Huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có diện tích trồng bắp lớn nhất tỉnh Gia Lai, tuy nhiên vụ mùa năm nay người nông dân lại thất bát, gánh lỗ...
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 184-NQ/ĐU (gọi tắt là Nghị quyết 184) đã được cả hệ thống chính trị Tập đoàn triển khai thực hiện với mục tiêu quyết tâm cao.
Thông tin từ UBND TP Phú Quốc, Kiên Giang cho biết đã có chỉ đạo xử lý công trình khách sạn Mường Thanh tại TP Phú Quốc xây dựng trái phép.
Tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 liên tiếp đạt quán quân của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Các địa phương trong top đầu PCI 2022 gồm: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp.
Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), trong kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 (từ ngày 8/2/2024 tức 29 Tết đến hết ngày 14/2/2024 tức mùng 5 Tết), công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện quốc gia bình quân ngày ở mức khoảng 27.026 MW, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày ở mức khoảng 490,1 triệu kWh/ngày. Số liệu thống kê cho thấy mức tiêu thụ điện trên cả nước trong dịp Tết Giáp Thìn 2024 giảm 31,7% so với...
Vỉa hè, lòng đường dọc các tuyến đường Quản Trọng Linh, Nguyễn Văn Linh và các tuyến đường nhánh quanh chợ đầu mối Bình Điền nhiều năm qua đã bị chiếm dụng, buôn bán bất hợp pháp. Tình trạng trên không chỉ xâm phạm đến quyền lợi của tiểu thương trong nhà lồng mà còn gây mất an toàn thực phẩm và an toàn giao thông.
Vietjet cùng Bộ Công chính và Vận tải Lào ký hợp tác tăng cường kết nối hàng không tại thủ đô Vientiane, ngày 11/7.