Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký Quyết định số 934/QĐ-TTg ngày 6/9/2024 điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giai đoạn 2022-2025 của 5 địa phương.
Điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ giảm tỉ lệ hộ nghèo của 5 địa phương |
Một hộ dân ở ở ấp Thới Trung, xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang chăm sóc đàn dê từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng chính sách xã hội, giúp có thu nhập và thoát nghèo bền vững. (Ảnh: Phương Nghi) |
Quyết định số 934/QĐ-TTg điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giai đoạn 2022-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đối với 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Lạng Sơn, Đà Nẵng, Kon Tum, Bến Tre và An Giang).
Cụ thể, Quyết định số 934/QĐ-TTg điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giai đoạn 2024-2025 của: Tỉnh Lạng Sơn là 2-2,5%; tỉnh An Giang là 0,5-1%; tỉnh Bến Tre 0,5%, tỉnh Kon Tum 2,5% và thành phố Đà Nẵng 0,15%.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giai đoạn 2022-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và chịu trách nhiệm về nội dung tổng hợp hồ sơ điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ của 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên.
Ủy ban nhân dân 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của thông tin, số liệu, nội dung, chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giai đoạn 2022-2025 đề nghị điều chỉnh tại Quyết định này; bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.
Ông Ngô Trường Sơn (cậu ruột cháu bé K.C., quốc tịch Hàn Quốc) cho biết, K.C. được mẹ gửi cho người quen ở một tỉnh phía Bắc, còn mẹ bé vẫn sống ở Hàn Quốc.
Hà Nội - Ngày 19.8, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương 10 Chủ tịch Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước năm...
Bộ Công an đang dự thảo sửa quy định người dân giám sát cảnh sát giao thông . Dự thảo vẫn không cấm người dân ghi âm, ghi hình.
Vụ án mẹ kiện con, phiên sơ thẩm ở TAND TP Quảng Ngãi tuyên đất của con, phiên phúc thẩm tuyên đất của mẹ. Quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên đất của con nhưng TAND tối cao lại tuyên đất của mẹ.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các nhà thầu sớm bố trí công nhân cùng máy móc, miệt mài thi công từng gói thầu trên tuyến cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột để kịp tiến độ.
Thông tin về việc trạm trộn bê tông của Công ty TNHH kinh doanh vật tư và vận chuyển Hà Trang (gọi tắt trạm trộn bê tông Hà Trang) tại Bến Lời, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội dù hết hạn giấy phép nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động đang thu hút sự chú ý của dư luận. Kiến ThứcTrạm trộn bê tông Hà Trang bị phản ánh hết phép vẫn hoạt động.1 Ngày 27/3/2023, trao đổi thông tin phóng viên báo Tri thức và Cuộc sống, bà Lê Tuyết Mai - Phó trưởng Phòng...
Đào Anh Phi, 28 tuổi, bị cảnh sát buộc lau dọn hiện trường tạt sơn pha mắm tôm vào nhà thanh niên có mâu thuẫn từ hồi còn lao động ở nước ngoài.
“Thứ Bảy về bản” là tên gọi chung của chương trình “Thứ Bảy về thôn, bản, tổ dân phố, khu dân cư” do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình phát động vào tháng 4/2024. Như tên gọi mộc mạc, ngắn gọn của chương trình, cứ thứ Bảy hằng tuần, người lính quân hàm xanh về bản giúp những bản nghèo, những người dân có hoàn cảnh khó khăn từng bước phát triển.
Tàu hàng mắc kẹt dưới gầm cầu Đồng Nai, uy hiếp an toàn giao thông thủy và bộ, đơn vị cứu hộ cắt phần tháp điều khiển giải cứu phương tiện.