Dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh: Có vắc xin, nhưng ít tiêm

08:30 09/07/2024

TP - Dù nhiều lần đại diện Bộ NN&PTNT khẳng định sử dụng vắc xin dịch tả lợn châu Phi có hiệu quả phòng bệnh cao, nhưng đến thời điểm này, việc tiêm vắc xin cho đàn lợn trên cả nước vẫn còn nhỏ giọt. Nhiều người dân vẫn còn e dè với loại vắc xin “made in Việt Nam”.

Lo ngại hiệu quả vắc xin

Là một trong những hộ nuôi lợn nhiều nhất nhì xã Cửu Cao (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), ông Bùi Ngọc Khanh cho biết, gia đình ông đang đứng ngồi không yên vì dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu bùng phát mạnh trở lại. Hơn 4 năm trước, gia đình ông nuôi gần 1.000 con lợn thịt và gần 200 lợn nái, nhưng dịch tả lợn châu Phi càn quét qua khiến đàn lợn của ông đã giảm gần một nửa. Năm ngoái, khi cơ quan chức năng thông báo thử nghiệm thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi, người chăn nuôi đều phấn khởi vì sắp có giải pháp hiệu quả để phòng chống loại dịch bệnh đáng sợ nhất hiện nay.

“Công ty thuốc thú y về tận xã chào mời và một số hộ đã thử nghiệm trước. Tuy nhiên, bà con nhận thấy hiệu quả vắc xin chưa cao, lợn tiêm xong vẫn bị nhiễm bệnh nên gia đình cũng thận trọng chưa dám tiêm. Mấy tuần trở lại đây, trên địa bàn xảy ra lợn chết do nhiễm dịch tả châu Phi nên ai cũng rất lo”, ông Khanh nói.

Tiền Phong Dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh trở lại tại nhiều địa phương. 1

Dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh trở lại tại nhiều địa phương.

Không chỉ ông Khanh, nhiều hộ dân đang tỏ ra e ngại với vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Thậm chí, không ít trang trại nuôi lợn quy mô lớn hơn một năm qua cũng chưa dám tiêm vắc xin cho đàn lợn.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Trọng Long, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai, Hà Nội), cho biết, dù Phòng NN&PTNT huyện liên tục khuyến cáo tiêm vắc xin, nhưng trên thực tế, ít hộ dân và trang trại triển khai. Theo ông Long, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện 100 năm nay, ở các nước châu Âu và Trung Quốc, công nghệ sinh học và ngành chăn nuôi phát triển hơn nhiều với Việt Nam nhưng đến nay chưa có vắc - xin nên hầu hết các hộ dân chưa tin tưởng vắc-xin nội.

“Có hộ mua vắc xin về tiêm nhưng lợn vẫn bị nhiễm dịch nên bà con không mấy mặn mà. Hợp tác xã có hàng nghìn con lợn thịt, nuôi tập trung theo quy mô lớn nên chúng tôi xác định giải pháp tốt nhất để phòng dịch là xây dựng, đầu tư chuồng trại an toàn sinh học, khử trùng và cách ly tuyệt đối với bên ngoài, không để mầm bệnh lây lan vào chuồng trại”, ông Long nói.

Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Phòng Chăn nuôi, huyện Văn Giang (Hưng Yên), cho biết, trên địa bàn huyện hiện có khoảng 200 hộ và trang trại nuôi lợn với số lượng khoảng 40.000 con. Ngay khi có vắc xin, UBND huyện thông báo chủ trương tiêm phòng dịch tả lợn châu Phi và cử lực lượng đến tận xã tuyên truyền về kế hoạch vận động người dân tiêm cho đàn lợn. Song thời gian qua, số hộ tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi đếm trên đầu ngón tay. Còn các trại lớn nuôi hàng trăm con vẫn dùng biện pháp an toàn sinh học. Theo vị này, tỷ lệ đăng ký tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi của người chăn nuôi hiện ở mức khiêm tốn, do đây là vắc xin mới và chưa có cơ chế, chính sách yêu cầu bắt buộc tiêm, cũng như hỗ trợ trường hợp xảy ra rủi ro sau tiêm phòng.

Dịch bùng phát mạnh do chưa tiêm vắc xin?

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cuối năm 2023, khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra và có chiều hướng lây lan mạnh, Cục đã chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5, dịch bệnh có chiều hướng tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng dịch tả lợn châu Phi, số ổ dịch tăng 2,4 lần.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 17/6, cả nước có 491 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 41 tỉnh, thành phố, đã có 23.400 con lợn bị buộc phải tiêu hủy. Dịch bệnh trầm trọng và dai dẳng nhất tại một số tỉnh như Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình... Hiện nay, cả nước có 266 ổ dịch tại 67 huyện, 22 tỉnh chưa qua 21 ngày.

Bà Nguyễn Thị Kim Lan, Tổng Giám đốc Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco (đơn vị cung ứng vắc xin NAVET-ASFVAC) thừa nhận, việc triển khai tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi hiện rất khó khăn do người dân còn tâm lý e dè.

Theo bà Lan, nguyên nhân do chính sách hỗ trợ rủi ro sau tiêm phòng chưa có quy định cụ thể hỗ trợ người chăn nuôi việc tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Cùng với đó, Nhà nước chưa đưa loại vắc xin này vào chương trình, kế hoạch tiêm phòng bắt buộc giống như các vắc xin tai xanh, lở mồm long móng…; chi phí tiêm cao trong bối cảnh chăn nuôi khó khăn.

Về việc người dân phản ánh tiêm vắc xin chưa hiệu quả, bà Lan nói rằng, công ty đã trải qua rất nhiều công đoạn, cả trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm mở rộng có giám sát. Kết quả đánh giá về giống virus dịch tả lợn châu Phi (chủng ASFV-G- delta-I 177 L) thuộc genotype II và có kháng nguyên tương đồng với virus dịch tả lợn châu Phi gây bệnh cho đàn lợn tại Việt Nam. “Từ đầu năm đến nay, công ty triển khai tiêm 200.000 liều trên toàn quốc. Đến thời điểm này, doanh nghiệp cũng chưa nhận được phản hồi về chất lượng hay gặp vấn đề về vắc xin dịch tả lợn châu Phi do công ty sản xuất”, bà Lan nói.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, để tổ chức tiêm vắc xin thương mại, Cục Thú y và các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y 40 tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp tổ chức tiêm phòng giám sát. Vị này khẳng định, kết quả đã có hơn 650.000 liều vắc xin được sử dụng, chất lượng đạt 100%. Lợn sau tiêm phòng đều khỏe mạnh và sinh trưởng bình thường, đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể cao, đạt trung bình trên 95%.

Theo ông Long, nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh do chính quyền địa phương có dịch chưa thực sự quan tâm vào cuộc tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định, chưa công bố dịch cấp huyện, cấp tỉnh. Hệ thống thú y từ cấp tỉnh đến cấp xã đều rất thiếu, yếu, chưa tham mưu kịp thời, có hiệu quả các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Cùng với đó, còn tình trạng người dân bán chạy lợn bệnh, nghi mắc bệnh, người mua lợn và phương tiện vận chuyển lợn có thể làm dịch bệnh lây lan diện rộng.

“Đến nay, các doanh nghiệp đã sản xuất, cung ứng ra thị trường 5,7 triệu liều vắc xin phòng bệnh. Người nuôi vẫn chưa tin tưởng nhiều vào miễn dịch của loại vắc xin mới do quá trình theo dõi và nghe các tin đồn các trại tiêm lợn thịt chưa đảm bảo. Các ổ dịch phát sinh thời gian qua chủ yếu tại những địa bàn chưa tiêm vắc xin”, ông Long nói.

Để ngăn chặn dịch bùng phát mạnh, lãnh đạo Cục Thú y cho biết, vừa yêu cầu các địa phương thực hiện việc công bố dịch cấp huyện, cấp tỉnh, bảo đảm xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới, đồng thời khẩn trương phê duyệt, kịp thời bố trí kinh phí, hóa chất, vắc xin để tổ chức chống dịch.

Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục chăm lo cho công nhân khó khăn

Tiếp tục chăm lo cho công nhân khó khăn

07:00 17/06/2023

Ngày 16.6, LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, Tháng Công nhân năm 2023, các cấp công đoàn trong tỉnh bám sát sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN, Tỉnh ủy Bình...

Quảng Ninh: Cháy quán càphê, 1 xe ôtô đỗ cạnh bị thiêu rụi

Quảng Ninh: Cháy quán càphê, 1 xe ôtô đỗ cạnh bị thiêu rụi

10:30 03/05/2023

Khoảng 22 giờ 45 phút ngày 2/5, quán càphê Tố Như thuộc tổ 65, khu 5B, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long bất ngờ xảy ra cháy. Sau đó, đám cháy lan sang chiếc xe ôtô hiệu Prado, đỗ cạnh quán càphê.

Cận cảnh quốc lộ 14 đoạn qua trung tâm Bình Phước như tấm áo vá

Cận cảnh quốc lộ 14 đoạn qua trung tâm Bình Phước như tấm áo vá

16:40 14/07/2023

Bình Phước - Đường quốc lộ 14, đoạn qua trung tâm thành phố Đồng Xoài gần đây xuống cấp, hư hỏng. Nhiều đoạn bị bong tróc, ổ gà. Dù đường...

Vùng 4 Hải quân dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma

Vùng 4 Hải quân dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma

14:20 14/03/2024

Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động tri ân, tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma hy sinh để bảo vệ biển đảo Tổ quốc cách đây 36 năm.

Đầu tháng 5, xâm nhập mặn vào sâu các sông ở TP.HCM đến 75km

Đầu tháng 5, xâm nhập mặn vào sâu các sông ở TP.HCM đến 75km

21:50 30/04/2024

Ngày 30/4, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ phát bản tin cập nhật về tình hình xâm nhập mặn ở TP.HCM từ 1 - 10/5/2024. Theo đó, trên khu vực TP.HCM, ranh mặn 4‰ vào sâu trên sông Sài Gòn khoảng 70 - 75 km. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước cao nhất ngày tại các trạm trên các sông, kênh, rạch khu vực TP.HCM lên chậm đến giữa tuần, sau xuống chậm. Mực nước cao nhất tuần xuất hiện vào giữa tuần, ở mức thấp dưới Báo động I....

Kinh đô nhà Hậu Lê bị lãng quên

Kinh đô nhà Hậu Lê bị lãng quên

00:30 12/02/2024

Tồn tại gần 50 năm (1546-1593), kinh đô Vạn Lại - Yên Trường từng chứng kiến ba vua nhà Hậu Lê lên ngôi, 7 kỳ thi tiến sĩ, nhưng giờ chỉ còn phế tích.

Xe tải bốc cháy trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai

Xe tải bốc cháy trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai

14:00 27/07/2024

Xe tải chở bạt dứa bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai, tài xế và người đi đường bất lực không thể dập lửa, sáng 27/7.

Tuyển Việt Nam chung bảng Indonesia ở AFF Cup 2024

Tuyển Việt Nam chung bảng Indonesia ở AFF Cup 2024

02:20 22/05/2024

Đội tuyển Việt Nam xác định được các đối thủ ở vòng bảng AFF Cup 2024 sau lễ bốc thăm diễn ra chiều nay (19/5). Thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik nằm ở bảng B cùng Indonesia, Philippines, Myanmar, Lào. Như vậy, chỉ riêng trong năm 2024, đội tuyển Việt Nam và Indonesia đối đầu nhau tổng cộng 4 lần. Đội tuyển Việt Nam thua cả 3 trận diễn ra trong vòng 3 tháng đầu năm (2 trận ở vòng loại World Cup 2026, 1 trận ở Asian Cup 2023). Philippines...

Nghệ An gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Nghệ An gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

16:30 24/04/2024

Sáng 24/4, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới