Địa phương than khó phân loại rác tại nguồn

06:40 17/08/2024

Hà Nam kêu lúng túng trong việc phân chia rác thành 3 hay 5 loại, Thanh Hóa nói thiếu nhân lực quản lý lĩnh vực này, thiếu xe chuyên chở rác đã phân loại.

Ngày 16/8, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt. TP Hải Phòng, nơi thí điểm phân loại rác tại nguồn ở 57 xã, phường thuộc các quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, An Dương từ năm 2016, được giới thiệu là điển hình để các địa phương học tập.

Hiện Hải Phòng mỗi ngày phát sinh gần 2.000 tấn rác, trong đó đô thị khoảng 830 tấn chôn lấp hợp vệ sinh, 120 tấn tái chế; nông thôn 740 tấn xử lý hợp vệ sinh. Thành phố lập Phòng Quản lý chất thải rắn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chuyên giải quyết vấn đề phân loại rác.

Ông Phạm Văn Thuấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng, cho biết đã đi hơn 30 địa phương học tập kinh nghiệm nhưng khi thực hiện vẫn phải mò mẫm, làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đó. "Tôi kinh qua quản lý các mảng đất đai, đo đạc, bản đồ, đến rác thải là thấy khó nhất. Dù được đánh giá cao, thành phố chưa dám nhận là mô hình tốt để các tỉnh học tập", ông nói.

Phó giám đốc Thuấn dẫn chứng một hợp tác xã ở Hải Phòng mỗi ngày thu gom được 40 tấn rác, sau khi người dân phân loại chỉ phải chuyển đến bãi xử lý 28 tấn. Trong 28 tấn đó có thể ủ phân hữu cơ một nửa, nhưng quy trình chưa đồng bộ khiến công ty xử lý phải huy động nhân lực xé túi nylon đựng rác vứt sang một bên gây ô nhiễm và phát sinh chi phí.

Ngoài ra, ông Thuấn cho rằng việc duy trì mô hình đã thành công không dễ do nhiều nơi chưa thành nề nếp, chính quyền vẫn phải cử người giám sát.

Ông Nguyễn Quang Nghiệp, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam, chia sẻ tỉnh gặp khó ngay từ khi lấy ý kiến để ban hành quy định quản lý chất thải rắn vào tháng 9 tới. Lúc lấy ý kiến bằng văn bản thì các ban ngành, huyện đều đồng ý, nhưng tổ chức hội thảo thì hầu hết huyện bàn lùi, nêu khó khăn như chưa đồng bộ hạ tầng, thiếu văn bản hướng dẫn.

Ngay việc phân chia rác thành mấy loại cũng nhận ý kiến trái chiều. Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân thành ba loại, trong đó loại rác thải khác thì chia thành rác thải cồng kềnh và nguy hại nên thực tế sẽ là 5 loại. Tuy nhiên, nhiều đơn vị mong muốn chỉ chia rác thành ba loại hoặc ít hơn.

Vấn đề thu gom rác vào bao bì để tính khối lượng theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng khiến Hà Nam "đau đầu". Mỗi ngày tỉnh phát sinh 400 tấn rác, nếu sản xuất túi tự phân hủy để đựng với đơn giá 10.000 đồng một túi thì mỗi năm sẽ phát sinh 145 tỷ đồng. Trong khi đó năm 2024, toàn bộ kinh phí xử lý rác từ thu gom, vận chuyển, phân loại toàn tỉnh chỉ 210 tỷ đồng.

"Nếu thêm túi thì đội lên số tiền rất lớn. Chúng tôi đang tham mưu người dân chỉ cần phân loại và buộc kín rác bằng túi nylon, túi vải, bao tải. Sau này các đơn vị thu gom rác tái chế tùy vào nhu cầu có thể phát túi riêng", ông Nghiệp nói.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa chỉ ra khó khăn về nhân lực và nguồn lực. Tỉnh có 27 đơn vị hành chính, dân số 4,2 triệu, mỗi ngày phát sinh 2.500 tấn rác thải sinh hoạt. Trong khi đó cấp Sở hiện chỉ có 13 biên chế ở hai phòng kiểm soát ô nhiễm và tổng hợp, chưa có phòng quản lý chất thải rắn.

Ngoài ra, Thanh Hóa chưa thể thí điểm phân loại rác do tại TP Thanh Hóa có một khu xử lý rác thải tập trung, nhưng chưa thể hoạt động. Các đơn vị thu gom hiện chỉ có một loại xe nên việc thu theo rác phân loại cũng gặp nhiều khó khăn.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên lại chỉ ra khó khăn về chính sách. "Tôi có thể bị kỷ luật bất kỳ lúc nào vì được tỉnh giao hết tháng 8 phải đấu thầu được nhà máy điện rác, nhưng hiện vẫn chưa làm được điều gì", ông nói. Nguyên nhân là vướng nhiều quy định đấu thầu, quy hoạch điện cũng như thiếu chính sách ưu tiên nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư.

"Phân loại, xử lý rác là lĩnh vực đặc biệt vì tính chất xã hội nên Chính phủ cần có ưu tiên nhất định về thuế, cơ chế để thu hút nhà đầu tư", lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên kiến nghị.

Ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường, nói phân loại rác là vấn đề khó do phải thay đổi ý thức cộng đồng cũng như đòi hỏi nguồn lực đầu tư đồng bộ nên không thể thực hiện trong một sớm, một chiều. Hiện các tỉnh triển khai thí điểm, sau đó tổng kết và nhân rộng. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang tổng kết, trong tháng 9 báo cáo Chính phủ để gỡ một số vướng mắc.

Mỗi ngày cả nước phát sinh gần 68.000 tấn rác, trong đó đô thị hơn 38.000 tấn, nông thôn gần 30.000 tấn. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024 tất cả địa phương phải triển khai việc phân loại rác tại nguồn.

Có thể bạn quan tâm
Dỡ tường bao hơn 30 năm, mở đường vào Tân Sơn Nhất rộng gấp 8 lần

Dỡ tường bao hơn 30 năm, mở đường vào Tân Sơn Nhất rộng gấp 8 lần

17:20 17/01/2024

Bức tường cao 3m kéo dài gần 1km làm ranh giới sân bay Tân Sơn Nhất với khu dân cư suốt 30 năm vừa được tháo dỡ. Việc này nhằm phục vụ thi công dự án đường nối Trần Quốc Hoàn- Cộng Hòa với kinh phí 4.800 tỷ đồng.

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ thói quen đốt rác, cỏ bừa bãi

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ thói quen đốt rác, cỏ bừa bãi

15:00 26/02/2023

Những ngày gần đây, ở TP.HCM liên tiếp xảy ra các vụ cháy nổ do đốt cỏ rác, đã có hơn 10 vụ cháy trong một ngày chủ yếu do đốt cỏ rác nhưng không thể kiểm soát được dẫn đến cháy lan.

Cảnh sát Đà Nẵng dùng xe đặc chủng chở em bé bệnh tim đi cấp cứu

Cảnh sát Đà Nẵng dùng xe đặc chủng chở em bé bệnh tim đi cấp cứu

17:00 30/12/2023

Đang làm nhiệm vụ, khi thấy người dân cần giúp đỡ, cảnh sát giao thông Đà Nẵng đã dùng ô tô chuyên dụng bật còi hú, đèn ưu tiên mở đường, chở cháu bé cơ thể tím tái, đang lên cơ co giật, đến bệnh viện để cứu chữa.

Yên Bái: Chấn chỉnh các vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản

Yên Bái: Chấn chỉnh các vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản

13:50 22/06/2024

Để chấn chỉnh các vi phạm, đảm bảo an toàn trong khai thác khoáng sản, Yên Bái triển khai đồng bộ các biện pháp tăng cường quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp, ý thức người lao động.

Giáo viên chưa xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải bổ nhiệm lại không

Giáo viên chưa xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải bổ nhiệm lại không

05:20 08/05/2024

Bạn đọc hỏi: Giáo viên mầm non, phổ thông chưa xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải thực hiện bổ nhiệm lại vào đúng hạng theo quy định hiện...

Bi kịch cuối đời của quan chức ngoại tình, bị tống tiền suốt 13 năm

Bi kịch cuối đời của quan chức ngoại tình, bị tống tiền suốt 13 năm

07:50 26/04/2024

Quan hệ bất chính với phụ nữ có chồng, phó cục trưởng Bạch Thụy Phong bị chồng cô này tống tiền suốt 13 năm, không chịu đựng được nữa nên nảy ý định 'cùng chết'.

Hà Nội dẫn đầu cả nước kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

Hà Nội dẫn đầu cả nước kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

21:10 25/01/2024

Hà Nội là địa phương có tổng số giải nhất và tổng số thí sinh đoạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cao nhất cả nước.

Sự thật về bức ảnh cô giáo Yên Bái lấm lem bùn đất ăn mì tôm sống

Sự thật về bức ảnh cô giáo Yên Bái lấm lem bùn đất ăn mì tôm sống

07:30 16/09/2024

Cô Hoàng Minh Diệp - giáo viên trường tiểu học và THCS Minh Chuẩn, Yên Bái - vẫn chưa hết bất ngờ khi bức ảnh ăn mì gói sống giữa bùn lầy lại trở nên nổi tiếng khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Khởi tố nữ chủ hụi lừa đảo gần 10 tỷ đồng

Khởi tố nữ chủ hụi lừa đảo gần 10 tỷ đồng

20:20 22/02/2024

Lợi dụng sự tin tưởng của các hụi viên, nữ chủ hụi ở Sóc Trăng đã thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới