Nhiều địa phương đã lên phương án đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp trong năm học 2023 - 2024.
Nhìn vào hạn chế để phát huy chất lượng giáo dục
Nhìn lại kì thi tốt nghiệp năm 2022 – 2023, đại diện của nhiều địa phương cho biết, về cơ bản, kì thi này khá thành công. Tuy nhiên, để nâng cao giải pháp thi tốt nghiệp THPT trong thời gian tới, các tỉnh sẽ phải nỗ lực nhiều hơn.
Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trong những năm gần đây, Hà Tĩnh luôn là địa phương duy trì top 10 các tỉnh thành có số điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất. Điển hình như năm 2022, tỉnh Hà Tĩnh đứng thứ 9 cả nước với số điểm trung bình là 6,72 điểm và năm 2023 đứng thứ 10 cả nước với điểm số trung bình là 6,79 điểm.
Ngoài ra, 2 năm qua, Hà Tĩnh đều có học sinh đạt huy chương vàng Olympic quốc tế; kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 có 69/84 học sinh đạt giải, trong đó có 8 giải nhất, 25 giải nhì, 19 giải ba và 17 giải khuyến khích. Thành tích này đưa Hà Tĩnh đứng thứ 7 toàn quốc về số lượng học sinh đạt giải.
Theo ông Quốc Anh, để có được kết quả trên, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, quyết liệt.
“Một trong số các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn ngành đó là tạo tâm thế tự tin cho học sinh bước vào kì thi chính thức. Sở đã tổ chức kì thi thử với phương thức trực tuyến, mỗi môn thi từ 2 - 3 lần miễn phí cho học sinh. Sau các đợt thi thử, Sở yêu cầu các trường đánh giá, phân tích kỹ nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế để rút kinh nghiệm” – ông Quốc Anh cho biết.
Cũng theo ông Quốc Anh, ngoài các thành tích đạt được, trong quá trình triển khai nhiệm vụ năm học nói chung và kì thi tốt nghiệp THPT nói riêng, ngành giáo dục tỉnh còn gặp phải một số khó khăn.
“Một bộ phận giáo viên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, tinh thần đổi mới trong dạy học chưa cao. Trước kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh đã đỗ vào các trường đại học bằng phương thức xét tuyển và thi đánh giá năng lực hoặc một bộ phận khá lớn học sinh dự thi chỉ để được công nhận tốt nghiệp vì vậy các em thiếu động lực và quyết tâm để có kết quả cao trong kì thi” – ông Quốc Anh thông tin.
Để khắc phục những khó khăn, đồng thời duy trì được chất lượng giáo dục tốt, ông Quốc Anh nêu ra giải pháp: "Tỉnh sẽ chú trọng dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học; tạo điều kiện tốt nhất để học sinh được chọn các môn học yêu thích, định hướng môn thi lựa chọn cho các em từ sớm. Đồng thời đổi mới phương pháp tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá tạo hứng thú cho các em”.
Không đặt nặng thành tích cho học sinh
Liên quan tới việc thi tốt nghiệp THPT năm học tới, ông Phạm Anh Tuấn – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Nam khẳng định, ngành giáo dục tỉnh của tỉnh chưa bao giờ là đặt nặng thứ tự xếp hạng. Thay vào đó, tỉnh sẽ chỉ đạo các nhà quản lý giáo dục, nhà trường phối hợp với giáo viên tập trung phát triển toàn diện và đồng đều năng lực cho học sinh.
“Trong năm tới đây, tỉnh Hà Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hơn để nâng cao điểm trung bình các môn thi. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá toàn diện hiệu quả công tác quản lý và tổ chức hoạt động dạy học của đơn vị trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022, tỉnh sẽ khắc phục những khó khăn, cải tiến những giải pháp hiệu quả trong ôn thi năm 2023” – ông Tuấn cho biết.
Một trong những khó khăn mà ông Tuấn nhắc tới đó là vấn đề thiếu giáo viên những năm gần đây.
“Số lượng giáo viên tổ Tin học, Ngoại ngữ vẫn thiếu. Ở cấp THCS, do không tìm được nguồn tuyển nên thiếu giáo viên dạy các bộ môn: Âm nhạc, Mỹ thuật... Việc thiếu giáo viên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục toàn ngành” – ông Tuấn thông tin và đánh giá.
Ông Tuấn cũng thông tin thêm, mặc dù được bổ sung hơn 500 chỉ tiêu biên chế song vẫn chưa đáp ứng được như cầu giảng dạy. Ngành giáo dục của tỉnh đã tham mưu với tỉnh Hà Nam để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
UBND quận Hà Đông yêu cầu trường THCS Yên Nghĩa dừng ăn bán trú từ ngày mai, 19/10, sau khi phụ huynh phản ánh về suất ăn trưa lèo tèo giá 32.000 đồng.
Báo Lao Động gửi tới bạn đọc bức tâm thư của 1 giáo viên tiểu học gửi tới Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc dạy thêm, học thêm hiện nay.
Liên quan vụ bé gái sơ sinh nghi bị bắt cóc ở bệnh viện, ngày 5-11, Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho hay đã bắt giữ một nghi can để điều tra hành vi chiếm đoạt trẻ em dưới 16 tuổi.
Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-TP.HCM tiếp tục tuyển sinh chương trình liên kết Thạc sĩ Ngôn ngữ học chuyên ngành Phương pháp giảng dạy tiếng Anh (TESOL) với Đại học Benedictine, Hoa Kỳ khóa 9.
Do va chạm, hai nhóm thanh thiếu niên khoảng 20 người có hành vi chửi, đuổi đánh nhau qua nhiều tuyến phố ở Hà Nội.
Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM, dự kiến tuyển 2.000 sinh viên chính quy, tăng 200 so với năm ngoái.
Để giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập, các trường đã đưa ra nhiều chính sách về học bổng lên tới hàng chục...
Vụ giẫm đạp xảy ra khi những người phụ nữ nghèo cùng trẻ em tập trung tại một địa điểm phân phát đồ miễn phí, quá đông người dẫn tới chen lấn xô đẩy và thảm kịch là khó tránh khỏi.
Điều tra cho thấy nguyên nhân gây cháy là do các tia lửa phát ra trong quá trình cải tạo xây dựng bên trong khoa điều trị nội trú. Giám đốc bệnh viện và đại diện công ty phụ trách cải tạo đã bị bắt.