Mặc dù cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã nỗ lực xử lý, nhưng tình trạng đổ trộm rác thải, vật liệu xây dựng vẫn diễn ra như “bắt cóc bỏ đĩa”. Mỗi ngày có hàng tấn rác thải bị đổ trộm gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường, nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm đầu tiên phải là người đứng đầu địa phương.
Nhiều ý kiến cũng cho biết hành vi chôn, lấp, đổ, thải chất thải vào khu đất trống, các dự án treo thường khó xử lý. Trong khi đó, một số địa bàn chưa chủ động quỹ đất, kinh phí, đầu tư xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển rác, chất thải. Các đối tượng vi phạm thường lợi dụng ban đêm, nơi vắng vẻ ít người qua lại, không có thiết bị camera an ninh giám sát để đổ trộm phế thải.
Hành vi đổ thải diễn ra nhanh, không cố định thời gian, phương tiện, vị trí điểm đổ. Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính liên quan đến vấn đề này cũng gặp nhiều khó khăn do người điều khiển phương tiện chủ yếu là lái xe thuê. Một số đối tượng sử dụng phương tiện xe ô tô tự chế, xe ba gác vận chuyển phế thải trái phép, khó khăn cho việc truy xét các hành vi vi phạm.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung Tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học Việt Nam), việc xả rác thải ra môi trường đã diễn ra nhiều năm, đây là việc không hề mới và chưa bao giờ chúng ta làm đầy đủ quyết liệt. Việc chặn đứng việc đổ rác thải là làm được, quan trọng là sự quyết tâm vào cuộc của cộng đồng, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu thì sẽ thành công. Nhiều vấn đề khó như cấm đốt pháo, nồng độ cồn… chúng ta còn làm được.
Do đó, để dẹp bỏ việc đổ trộm rác thải cần phải đặt vấn đề một cách ngay ngắn và quyết liệt. Quan trọng nhất là ý thức cộng đồng tố giác tội phạm, chứ không thể canh gác hay lắp đặt camera để quản lý.
Để giải quyết vấn đề này, Đại diện Đội trưởng Đội Xây dựng và Môi trường đô thị, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP.Hà Nội) cho rằng, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, đổ chất thải không đúng quy định... phải nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức điều tra, khởi tố nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm.
Điều 46 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đổ rác không đúng nơi quy định.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân làm rơi vãi chất thải trong quá trình thu gom, vận chuyển.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển và đổ rác không đúng quy định.
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây: Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Buộc thực hiện đúng các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường.
Ông Hoàng Công Thành điều khiển ôtô đã va chạm với một xe môtô khiến chị L.T.P.A bị thương nặng và tử vong tại bệnh viện, kết quả đo nồng độ cồn đối với ông Thành khi gây tai nạn là 0,13mg/l khí thở.
TP - Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội vừa gửi tới đại biểu Quốc hội Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ (TS). Báo cáo đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong đào tạo TS tại Việt Nam trong thời gian qua.
Câu lạc bộ góp phần giới thiệu để bạn bè quốc tế và những người Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, cũng như thế hệ trẻ gốc Việt, sinh ra và lớn lên tại Pháp, hiểu thêm về biển đảo Việt Nam.
Bà Huỳnh Bích Ngọc, người từng được gọi là 'nữ hoàng mía đường' đã hết nhiệm kỳ chủ tịch HĐQT TTC AgriS. Bà Đặng Huỳnh Ức My - con gái bà Ngọc, vừa lên thay.
Trưởng phòng Đào tạo Học viện Phụ nữ Việt Nam dự báo điểm chuẩn trúng tuyển các ngành đào tạo của học viện năm nay có xu hướng tăng nhẹ.
VTV24 đưa tin, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát sau khi ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguồn lây Theo đó, ngày 5/8 là thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh bạch hầu tại thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, tại ổ dịch này đã ghi nhận 3 ca mắc bạch hầu. Trong đó, 2 ca bệnh mới phát sinh đều là F1 của bệnh nhân đầu tiên.
Đọc bài gốc tại đây.
TP - Những ngày cuối tháng 10/2023, làng biển Tam Giang, Tam Quang (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) được nhắc đến đau đáu bi thương khi hai chiếc tàu câu mực QNa 90129TS và QNa 90927TS cùng bị lốc xoáy, sóng dữ nhấn chìm. Hai người chết, 13 người mất tích cùng hai chiếc tàu nằm lại đáy biển khơi.
Đường dây sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả có quy mô đặc biệt lớn tại Đà Nẵng và TP.HCM vừa được triệt phá. Trong hai năm, đường dây này đã tiêu thụ khoảng 4 triệu cuốn sách giả.
Đến ngày 26.6, đã có 4 trường sư phạm trên cả nước công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm vào trường năm 2024.