Tin vui cho những giáo viên và sinh viên sư phạm sắp ra trường là dự kiến từ ngày 1.7.2024, cuộc cải cách tiền lương sẽ giúp lương giáo viên được cải thiện đáng kể.
Theo đuổi ngành sư phạm vì đam mê, Hoàng Nguyễn Quang Bách, sinh viên Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn tích cực, chủ động tìm kiếm các cơ hội việc làm. Quang Bách đã tham gia nhiều ngày hội việc làm, chủ động nắm bắt cơ hội ứng tuyển vào các trường học trên địa bàn Hà Nội với hy vọng tìm được công việc theo đúng với ngành học, tiếp tục ước mơ trở thành thầy giáo.
Tuy nhiên, nhiều lần Quang Bách vấp phải sự phản đối của gia đình bởi chế độ lương không tương xứng đối với nghề giáo khiến em có nhiều trăn trở: “Mức lương của giáo viên khi ra trường chỉ dao động từ 4 - 5 triệu đồng/tháng, rất khó khăn để trang trải cuộc sống tại các thành phố lớn. Vì vậy, bản thân em cũng khá đắn đo về lựa chọn trường công hay trường tư sau khi tốt nghiệp”.
Mới đây, khi được phổ biến thông tin về dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung tiền lương của giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống hành chính sự nghiệp, Quang Bách bày tỏ sự vui mừng, em cho rằng, đây là giải pháp rất thiết thực để giữ chân các giáo viên, nhất là các giáo viên trẻ.
“Dù chỉ là thông tin đang được nghiên cứu và xem xét nhưng với em, đây cũng là động lực nhỏ giúp bản thân nỗ lực hơn. Em hy vọng, chính sách mới sẽ giúp giáo viên sống được bằng lương, tập trung thời gian, tâm trí với nghề mà không phải quá lo toan trang trải cuộc sống” - Quang Bách chia sẻ.
Tương tự như Quang Bách, em Ngô Minh Đức, sinh viên Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, em đặt nhiều kỳ vọng vào dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách tiền lương sẽ thu hút giáo viên trẻ về công tác lâu dài trong ngành Giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn.
Minh Đức cũng chia sẻ, Đức có nguyện vọng về giảng dạy tại địa phương nên em hy vọng các địa phương sẽ ban hành, triển khai kịp thời các chính sách đặc thù để hỗ trợ, trọng dụng giáo viên trẻ.
“Tăng lương cho giáo viên cũng sẽ góp phần tăng động lực để các nhà giáo chuyên tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Em hy vọng khi Trung ương ban hành các chính sách, đãi ngộ dành cho nhà giáo thì tại địa phương sẽ kịp thời triển khai” - Minh Đức nói.
Trong Dự thảo Luật Nhà giáo trình Chính phủ, Bộ GDĐT lần nữa nhắc lại về chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo, đặc biệt giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nếu đề xuất này được thông qua, tiền lương của đội ngũ nhà giáo sẽ có bước cải thiện rõ rệt. Đây được xem như giải pháp quan trọng để ngăn tình trạng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.
Đắk Lắk - Chỉ sau hơn 2 tháng bước vào năm học mới 2023 - 2024, toàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra 6 vụ bạo lực học đường với...
Quảng Nam – Nhiều phụ huynh không đưa con đến học tại điểm trường mới, sau khi Trường quốc tế Chồi Xanh bị tố thu 14 tỉ đồng học phí...
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland coi việc Nga dừng hiệp ước New START là một động thái vô trách nhiệm, đồng thời đề nghị quay lại đàm phán với Mátxcơva về một hiệp ước mới.
Báo Lao Động cập nhật thông tin chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của các tỉnh, thành phố có trong khung kế hoạch thời gian năm...
139 học sinh lớp 12 được miễn thi tốt nghiệp THPT và được xét tuyển thẳng vào đại học , cao đẳng năm 2024.
Phú Thọ - Theo các phụ huynh trường Tiểu học xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, lý do khiến họ bất bình, kéo đến cổng trường yêu cầu làm rõ...
Lễ phát động cuộc thi sáng tác ảnh ‘Vẻ đẹp của Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch’ năm 2024 được tổ chức ngày 19-1.
TPHCM - Ngày 7.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 với hơn 5.000 thí sinh dự thi. Tại điểm...
Dưới đây là ba điều kiện để được tham gia xét tuyển vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội. Thí sinh cần tuyệt đối lưu ý để tránh...