Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thời gian hoàn thành xây dựng cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu vào năm 2027, lùi một năm so với kế hoạch ban đầu.
Dự án cầu Đại Ngãi nằm trên quốc lộ 60, nối tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện từ năm 2022 đến hết 2026. Dự án gồm hai cầu chính với 4 làn xe.
Trong đó, cầu Đại Ngãi 1 qua luồng Định An dài hơn 2,5 km, rộng 19 m. Phần cầu chính dạng dây văng có 2 trụ tháp cao 110 m tính từ mặt cầu, nhịp chính 450 m, lớn thứ hai Việt Nam sau cầu Cần Thơ, khổ thông thuyền 300 m. Cầu Đại Ngãi 2 dài 862 m, dạng đúc hẫng cân bằng qua luồng Trần Đề, mặt cầu 17,5 m.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, cầu Đại Ngãi 2 và công trình trên tuyến đã được khởi công tháng 10/2023, nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành vào cuối năm 2025, kết nối TP Sóc Trăng với huyện Cù Lao Dung.
Riêng cầu Đại Ngãi 1 là công trình cấp đặc biệt, cầu chính dạng dây văng nhịp lớn có khẩu độ nhịp giữa 450 m, dầm chủ dùng dầm thép liên hợp. Công trình xây dựng gần cửa biển, có chế độ gió và điều kiện địa chất phức tạp nên việc khảo sát, thiết kế kỹ thuật cần được thực hiện kỹ lưỡng.
Đơn vị thực hiện dự án phải xây dựng mô hình để tổ chức thí nghiệm hầm gió ở nước ngoài (do phòng thí nghiệm trong nước không thực hiện được), mất nhiều thời gian hơn cầu thông thường. Đến cuối tháng 5, cầu này mới hoàn thành thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu xây lắp và khởi công vào tháng 8.
Với lý do trên, Bộ Giao thông Vận tải tính toán thời gian thi công cầu dây văng Đại Ngãi 1 cần tối thiểu 42 tháng, tức đến cuối năm 2027 mới hoàn thành. Vì vậy, Bộ đề xuất Thủ tướng lùi mốc hoàn thành dự án đến năm 2027. Việc điều chỉnh này không làm tăng tổng mức đầu tư và nội dung khác.
Cầu Đại Ngãi là công trình giao thông đường bộ cấp đặc biệt, vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng từ ngân sách, tổng chiều dài hơn 15 km, điểm đầu giao quốc lộ 54 (xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh); điểm cuối giao quốc lộ Nam Sông Hậu (xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng).
Đại Ngãi là cầu dây văng thứ ba bắc qua sông Hậu, sau cầu Cần Thơ và Vàm Cống. Công trình hoàn thành sẽ phá thế độc đạo của quốc lộ 1, tạo kết nối giữa các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn cự ly từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đi TP HCM khoảng 80 km, giảm 1,5-2 giờ so với đi phà qua sông Hậu.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Tổ Định danh điện tử giúp gỡ khó khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp Chỉ còn 3 ngày nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành. Để hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH chủ trì phối hợp với Công an TP Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thành lập 8 tổ công tác hỗ trợ, trong đó có Tổ Định danh điện tử. Theo đó,...
Trong nhiệm kỳ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 63 tổ chức đảng, 202 đảng viên.
Theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, sau khi sáp nhập, Việt Nam dự kiến còn 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương.