Ngày 2.8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội - cơ quan Thường trực Đoàn giám sát Quốc hội tổ chức Hội nghị góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.
“Lập lờ” giữa sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
Báo cáo về việc ban hành chính sách, pháp luật và công tác quản lý Nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, nhiều ý kiến băn khoăn về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa, nhưng thực tế, một số trường “lập lờ” giữa sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, sách bài tập.
Việc này khiến chi phí mua sách đội lên rất nhiều; tình trạng giá sách giáo khoa nhiều thời điểm tăng cao, gây khó khăn, lãng phí tiền của nhân dân. Nội dung sách giáo khoa môn Tiếng Việt vào lớp 1 còn nặng so với chương trình 2006, sự độc quyền dẫn đến lợi ích nhóm trong việc in ấn phát hành sách giáo khoa và bán giá cao sẽ ảnh hưởng đến các hoàn cảnh khó khăn.
Cơ quan này đề nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm có giải pháp thống nhất nội dung sách giáo khoa và tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sách giáo khoa.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có cơ chế kiểm soát, quản lý đối với các địa phương trong việc in ấn, phát hành một số loại sách, thiết bị học tập, dẫn đến tình trạng một địa phương phát hành độc quyền sách, ấn định việc sử dụng sách giáo khoa và thiết bị học tập cho địa phương mình.
Từ thực tế đó, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề xuất, Quốc hội nghiên cứu và đưa ra chiến lược trong biên soạn sách giáo khoa, đảm bảo tính bền vững tương đối; không nên thay đổi thường xuyên vì gây lãng phí; đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp cơ cấu, sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách hợp lý để giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên tại một số địa phương và cơ sở giáo dục.
Chính phủ tổ chức giám sát, kiểm tra việc có hay không lợi ích nhóm trong việc lựa chọn bộ sách giảng dạy, thiết bị học tập ở các địa phương; Bộ GDĐT đổi mới thành phần của hội đồng biên soạn chương trình và sách giáo khoa, để đưa những người có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp vào hội đồng (thành viên hội đồng không nhất thiết là giáo sư hay nhà quản lý).
Đề nghị có bộ sách giáo khoa chuẩn cho học sinh
Về xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, nhiều ý kiến đồng tình việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, không sử dụng ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cần nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; quan tâm việc lựa chọn đơn vị có đủ khả năng tham gia xã hội hóa, tránh lợi ích nhóm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm; phải xác định thực hiện xã hội hóa cần thận trọng, minh bạch, để sách giáo khoa khi đến tay học sinh là những sản phẩm thật sự có chất lượng tốt nhất.
GS Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật - UBTƯ MTTQVN) đánh giá, chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông triển khai nhiều năm nhưng còn lúng túng.
Nhận định giáo dục và y tế là lĩnh vực thể hiện sự tốt đẹp nhất của chế độ, nhưng vừa qua lại có những thực tế đầy trăn trở như: Phụ huynh xếp hàng từ 2-3h sáng để giành phiếu cho con vào trường công lập; bệnh viện thiếu giường, bệnh nhân nằm ngoài hành lang.
“Tôi lấy làm lạ tại sao 30-40 năm nay, trường học mọc ra như nấm mà sao vẫn thiếu giáo viên? Thiếu vì cái gì, hay chế độ đãi ngộ quá thấp? Làm thế nào để xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ đủ mà còn chất lượng?”, ông Đường đặt vấn đề và cho rằng, không có đội ngũ giáo viên tốt, đổi mới sách giáo khoa cũng rất khó thực hiện.
Vị giáo sư đề nghị, Quốc hội tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục, đồng thời cho rằng, không nên xã hội hóa trong biên soạn sách giáo khoa mà Nhà nước nên đầu tư để có bộ sách giáo khoa chuẩn cho học sinh.
Ông Nguyễn Túc (Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa - Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQVN) chỉ ra bất cập khi xã hội hóa không đến nơi đến chốn khiến xã hội hóa biến thành thương mại hóa, và hậu quả là xảy ra một số vụ án liên quan sách giáo khoa vừa được phanh phui, trong đó có sự móc ngoặc giữa người có chức có quyền với người làm kinh doanh.
Phía Ukraine cho biết trong 22 tháng chiến sự, Nga đã phóng 7.400 tên lửa và 3.700 drone, nhấn mạnh quy mô không chiến của Nga trong cuộc xung đột.
Các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên và Trung tâm GreenViet đã đề ra nhiều giải pháp nhằm bảo vệ loài động vật quý hiếm chà vá chân xám hay voọc chà vá.
Thủ tướng Iraq Al Sudani cho biết hoạt động cung cấp khí đốt từ Iran đã được nối lại với khối lượng sẽ tăng dần, bắt đầu từ tối 11/7, sau khi hoạt động này bị ngừng và giảm hơn 50%.
Trung Quốc đã đưa 'các chuyên gia cảnh sát' và nhiều thiết bị tới Vanuatu trong bối cảnh đảo quốc này đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị gay gắt.
Trong Thư chúc mừng, các nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ sự tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội mới, Campuchia sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn.
Sau một thời gian tình trạng gây mất an toàn giao thông của xe quá khổ, quá tải đã giảm, gần đây, theo dư luận phản ánh, xe quá khổ, quá tải lại 'tái xuất' ở một số tuyến đường ngoại ô Hà Nội.
Trong số 15 ngành sư phạm của Trường ĐH Sài Gòn, chỉ có 3 ngành giữ nguyên chỉ tiêu, 12 ngành còn lại điều chỉnh theo hướng giảm chỉ tiêu so với công bố trước đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã rời Bình Nhưỡng, kết thúc chuyến thăm Triều Tiên lúc nửa đêm 19-6 và đang trên đường đến Hà Nội.
Nhiều ngày liên tiếp, cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Xuân Hương - Đà Lạt. Công nhân phải gom bằng xe tải mang đi tiêu hủy.