TPO - Việc xác định giới hạn độ sâu 15 mét là căn cứ vào phạm vi phân vùng chức năng được xác định tại Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lý do giới hạn độ sâu 15 mét
Sáng 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô sửa đổi. Tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xác định cụ thể giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất (Điều 19).
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, hiện tại, dự thảo Luật đang thiết kế 2 phương án về nội dung này.
Trong đó, phương án 1 quy định ngay trong Luật người sử dụng đất được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến 15 mét vào lòng đất.
Tiền Phong Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Như Ý 1 |
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Như Ý |
Ngoài giới hạn độ sâu này, người sử dụng đất vẫn được sử dụng nếu phù hợp quy hoạch nhưng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trả tiền theo quy định của Chính phủ.
“Việc xác định giới hạn độ sâu 15 mét là căn cứ vào phạm vi phân vùng chức năng được xác định tại Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, ông Tùng cho hay.
Phương án này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho thành phố Hà Nội trong việc chủ động quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm một cách hiệu quả, xác định rõ giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất.
Còn phương án 2 sẽ giao Chính phủ quy định mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng; các nội dung khác quy định tương tự như phương án 1.
Theo ông Tùng, phương án này có ưu điểm là có thể quy định giới hạn độ sâu người sử dụng đất được toàn quyền sử dụng một cách linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm địa chất và tiềm năng khai thác, sử dụng không gian ngầm của từng khu vực.
Do đây cũng là nội dung mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm nên nếu giao Chính phủ quy định chi tiết thì trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, bất cập Chính phủ sẽ kịp thời sửa đổi, bổ sung.
Tuy nhiên, việc xác định quyền của người sử dụng đất bề mặt trong việc sử dụng không gian ngầm thực chất là việc hạn chế quyền của người sử dụng đất, vì vậy, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì nội dung này cần được quy định trong luật của Quốc hội.
“Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tán thành phương án 1”, ông Tùng nêu.
Tiền Phong Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Như Ý 1 |
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động
Cho ý kiến về quản lý, sử dụng không gian ngầm, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, đây là nội dung khó, phức tạp và là mối quan tâm của nhiều thành phố lớn trên thế giới chứ không chỉ riêng chúng ta. Thực tế nhiều nước đang triển khai rất tốt việc quản lý, sử dụng không gian ngầm.
So với dự thảo trình Quốc hội, dự thảo lần này đã đưa ra hai phương án mới. Tổng Thư ký Quốc hội tán thành với phương án 2, giao Chính phủ quy định giới hạn độ sâu người sử dụng đất thuộc địa bàn thành phố Hà Nội được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng để tạo sự chủ động, linh hoạt cho Chính phủ và thành phố Hà Nội, tránh khó khăn trong việc thực hiện đối với từng trường hợp cụ thể.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, việc xác định giới hạn độ sâu 15 mét là căn cứ vào phạm vi phân vùng chức năng được xác định tại Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo ông, phương án này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho thành phố Hà Nội trong việc chủ động quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm một cách hiệu quả, xác định rõ giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất, minh bạch hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất, tạo thuận lợi cho việc khai thác giá trị gia tăng từ đất và triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đô thị.
Đối với việc xác định cụ thể giới hạn sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, hiện chưa có quy định trong pháp luật, cần quy định theo khung, giao Chính phủ quy định chi tiết.
Về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động, đồng thời tham khảo kinh nghiệm quốc tế để quy định cho phù hợp, nhằm chủ động quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm một cách hiệu quả, minh bạch hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất, tạo thuận lợi cho việc khai thác giá trị gia tăng từ đất.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Luật cũng cần cụ thể mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng.
Chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Tại buổi gặp mặt, đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ nhiều câu chuyện, khó khăn và nguyện vọng với Người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, với đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo phải không ngừng nỗ lực, trau dồi tri thức mới, kỹ năng, bồi dưỡng phẩm...
Ngày 14/4, Công an quận 12 (TPHCM) đã khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng” đối với 15 trường hợp chạy xe máy tụ tập, dàn hàng hàng, biểu diễn trên đường.
Mức phạt đối với xe mô tô quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe Tại nơi đã gắn biển báo “Cấm quay đầu xe” thì bất kỳ loại phương tiện gì, bao gồm mô tô, xe máy nếu thực hiện hành vi vi phạm quy định về lỗi quay đầu xe máy này đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Cụ thể, điểm p Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau: 'Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại...
Công an tỉnh Thái Nguyên đã triệu tập người phụ nữ 38 tuổi, người thành phố Thái Nguyên và tiến hành xử phạt 7,5 triệu đồng về sử dụng tài khoản Facebook để đăng tải thông tin không đúng sự thật về một nữ công nhân lây nhiễm HIV cho nhiều người ở địa phương.
Cơ quan công an đã tiến hành khởi tố , bắt tạm giam Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình.
Bước đầu, cơ quan chức năng 'giải mã' được vì sao 4 nạn nhân tử vong vụ sà lan chìm ở khu vực biển cách đảo Lý Sơn 3 hải lý lại không có tên trong danh sách 5 thuyền viên đăng ký rời cảng.
Sau tiếng kêu cứu vang ra từ phòng trọ, cô gái 16 tuổi gục dưới nền nhà với nhiều vết thương ở cổ, tử vong.
Lửa bốc cháy ngùn ngụt tại một cơ sở du lịch bỏ hoang nằm ven đường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Phan Thiết và có nguy cơ cháy lan sang các cơ sở kế cạnh.
Lợi dụng lúc vợ và chị gái tẩm quất cho khách ở dưới tầng 1 hoặc đi vắng, bị cáo Phạm Quang Hiển (là người khiếm thị) đã có 3 lần 'làm bậy' với bé gái, con của chị vợ.