TP - Tuyển sinh, điều kiện đảm bảo chất lượng, kiểm định, nghiên cứu khoa học… là những nội dung được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội nghị giáo dục đại học (ĐH) năm 2024 được tổ chức hôm qua tại Hà Nội.
Thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2024. Ảnh: Như Ý |
Thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2024. Ảnh: Như Ý |
Thảo luận tại Hội nghị, GS. TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng, ĐH Thái Nguyên, đề xuất Bộ GD&ĐT xem xét yêu cầu các trường ĐH giảm xét tuyển bằng học bạ, tăng kết quả xét thi tốt nghiệp THPT. Theo ông, ngoài giám sát chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo phải được thẩm định sâu hơn, đó là kiểm định.
PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TPHCM, đề xuất bỏ phương thức tuyển sinh sớm (các phương thức không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT) khi học sinh chưa hoàn thành chương trình giáo dục THPT. Ông Phúc cho hay qua theo dõi một số chương trình tư vấn tuyển sinh vừa qua cũng như thông tin trên báo chí, một số trường yêu cầu thí sinh đặt nguyện vọng trúng tuyển sớm lên đầu.
Điều này dẫn đến sự thiếu công bằng, mất cơ hội xét tuyển của thí sinh và của các trường ĐH khác. Ông Phúc đưa ra cách làm của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TPHCM triển khai từ năm 2022 nhằm đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh. Đó là sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp các yếu tố: điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, điểm thi tốt nghiệp THPT, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ đánh giá năng lực…
“Năm 2022, khi bắt đầu thực hiện tuyển sinh theo cách này, chúng tôi lo ngại đặc biệt quá sẽ khó tuyển sinh nhưng năm đó, số lượng thí sinh đăng kí là 8.500 em, năm nay con số đã gấp đôi, lên đến trên 17.000 em”, ông Phúc nói. Ông khẳng định Trường ĐH Bách khoa TPHCM ủng hộ việc tuyển sinh một lần duy nhất cho một nguyện vọng qua mạng, giúp thí sinh có sự công bằng hoàn toàn.
PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng, nói rằng, phần lớn học sinh khi đã trúng tuyển sớm gần như không tập trung hết khả năng để thi tốt nghiệp THPT. Hầu hết các em chỉ cần đỗ tốt nghiệp. Theo ông Bắc, những năm qua, tỉ lệ ảo xét tuyển sớm vẫn ở ngưỡng 200-300%. Khi xét tuyển sớm, dữ liệu về khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên chưa có nên khi hậu kiểm phát hiện có nhiều sai sót. Từ đó, ông Bắc đề xuất từ năm 2025, Bộ nên có quy định chỉ được công bố trúng tuyển sau khi các em hoàn thành kì thi tốt nghiệp THPT.
Đánh giá về công tác tuyển sinh năm 2023 - 2024, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD&ĐT, bà Nguyễn Thu Thủy, cho hay, quy mô đào tạo ĐH chính quy có xu hướng tăng nhẹ so với năm học trước, trong đó có sự tăng đáng kể của lĩnh vực Toán và Thống kê, Máy tính và Công nghệ thông tin, Công nghệ kĩ thuật, Kĩ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y.
Bà Thủy đánh giá, năm nay vẫn còn trường có quá nhiều phương thức, phương án xét tuyển phức tạp, nhiều nơi chưa đảm bảo công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lí, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.
Tự chủ nhưng phải bảo đảm quyền lợi của thí sinh
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, các trường cũng như Bộ đang đứng trước thách thức đổi mới công tác tuyển sinh, kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều đổi mới.
“Trường ĐH cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông. Việc xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng của cấp học này, nên thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ xem xét. Vì có thực tế thí sinh trúng tuyển sớm sẽ không học nữa; các trường chỉ yên tâm cho số thí sinh sẽ vào trường mình; số còn lại xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp sẽ còn ít chỉ tiêu, đẩy điểm lên rất cao, tạo ra sự bất công bằng trong cơ hội được vào các trường ĐH tốt. Việc này về phía Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc để đưa vào định hướng tuyển sinh của năm sau”, Bộ trưởng nói. Ông Sơn lưu ý các trường không nên có quá nhiều phương án xét tuyển; càng đơn giản càng tốt, thuận cho học sinh, cho xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu, Vụ Giáo dục ĐH khẩn trương phối hợp để có dự thảo sớm nhất về quy chế tuyển sinh năm 2025; thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, làm sao đơn giản hóa, đảm bảo chất lượng, cũng như công bằng cho thí sinh. Các trường thực hiện tự chủ nhưng không có tác động xấu tới giáo dục phổ thông.
“Trường ĐH được tự chủ cao trong vấn đề tuyển sinh nhưng không có nghĩa thích làm gì thì làm. Tự chủ là tự chủ trong khuôn khổ các quy định. Trước vấn đề tuyển sinh như hiện nay, Bộ GD&ĐT có thể gia tăng một số khung, chế tài để điều tiết vào năm sau. Thống kê cho thấy, trường uy tín không lo vì nguồn tuyển dồi dào. Nên không cần chen lấn, xô đẩy.
Tự chủ nhưng phải đề cao trách nhiệm xã hội của trường ĐH”, ông Sơn nói. Ông nói rằng các trường phải hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của người học ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng. Ông cho biết, số học sinh vào lớp 1 năm nay lên tới 1,9 triệu em. Số học sinh bình quân mỗi khối lớp (từ lớp 2 đến lớp 11) là khoảng 1,63 triệu em, trong khi số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua là khoảng 1,1 triệu.
“Như vậy, điều này cho thấy rất lạc quan về mặt số lượng nguồn tuyển vào ĐH hằng năm. Chúng ta cần chuẩn bị chỗ cho người học nhưng điều quan trọng nữa là vấn đề chất lượng”, ông Sơn nói.
900 triệu đồng học bổng Tiếp sức đến trường sẽ được báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm trao cho tân sinh viên nghèo hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre sáng nay 10-11, tại hội trường lớn UBND tỉnh Bến Tre.
Người phụ nữ ở Hà Nội khai nhận do áp lực cuộc sống và không được người nhà quan tâm nên đã nghĩ ra việc hoang báo tin bị cướp.
Trong bốn con cá sấu sổng chuồng ra hồ nước ở Công viên văn hóa An Hòa (phường An Bình, TP Rạch Giá, Kiên Giang), địa phương đã bắt được hai con.
Chưa hết lo lắng bởi tình trạng du lịch ế khách thì tuần qua người dân đảo Phú Quốc (Kiên Giang) lại 'sốc' bởi tái diễn tình trạng ngập lụt nghiêm trọng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 8 bị can nguyên là lãnh đạo Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV (Resco).
Trường đại học Gia Định được đông đảo phụ huynh, thí sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh 2024 nhờ những 'điểm cộng' lớn.
Kiến ThứcMáy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga. Nguồn Rosoboronexport1 Theo phi công Vijainder K Thakur của Ấn Độ cho biết, hiện nay Nga đã sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 để làm nhiệm vụ trinh sát, giám sát và hỗ trợ liên lạc tại chiến trường Ukraine. Thakur tin rằng, nếu F-16 xuất hiện trên chiến trường Ukraine, thì Su-57 là một trong những mối đe dọa lớn nhất trên không đối với F-16; do Su-57 có lợi thế rất lớn so với F-16 của...
Nổ bình khí gas CO2 bên trong Nhà máy đóng tàu Dung Quất làm 9 người bị bỏng. Các nạn nhân được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Lao Động xin giới thiệu bài viết ' Làm thầy ' của Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GDĐT Lê Tiến Thành nhân dịp ngày Nhà giáo...