TPO - Bộ Xây dựng đưa ra 2 phương án về vùng không gian ngầm gắn với phạm vi ranh giới thửa đất xây dựng công trình trên mặt đất của người sử dụng đất. Trong đó, đề xuất thu tiền sử dụng không gian ngầm cho phần nằm ngoài giới hạn độ sâu quy định trừ trường hợp được miễn, giảm.
Đề xuất phần hầm sâu tối đa 30m
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo Bộ Xây dựng, hiện nay, Luật Thủ đô số 39 năm 2024 đã có quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm (Điều 19) và giao Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều 19 nên việc xây dựng Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn thành phố Hà Nội là cần thiết.
Theo dự thảo Nghị định, không gian ngầm đô thị phải được phân vùng chức năng theo mục đích sử dụng và theo chiều thẳng đứng; phân vùng không gian gắn với không gian trên mặt đất để quản lý, khai thác, sử dụng; bảo đảm an ninh, an toàn, hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường.
![]() |
Đề xuất thu tiền sử dụng không gian ngầm cho phần nằm ngoài giới hạn độ sâu quy định trừ trường hợp được miễn, giảm. |
Về vùng không gian ngầm gắn với phạm vi ranh giới thửa đất xây dựng công trình trên mặt đất của người sử dụng đất, dự thảo đưa ra 2 phương án.
Theo đó, phương án 1, người sử dụng đất được quyền sử dụng không gian ngầm theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu tối đa, không gồm phần móng công trình và cọc kết cấu của công trình trên mặt đất, phù hợp theo quy hoạch và phạm vi bảo vệ các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, công cộng ngầm theo quy hoạch.
Trong đó, độ sâu tối đa lại có 2 lựa chọn là 15m - mức sâu trung bình và 30m - mức rất sâu.
Việc lựa chọn độ sâu là 15m được đưa ra trên cơ sở lựa chọn theo các tài liệu nghiên cứu của Hà Nội, đây là độ sâu phù hợp thuận lợi cho các hoạt động có con người. Đây cũng là độ sâu phổ biến để xây dựng các công trình dân dụng ngầm của các tổ chức, cá nhân người dân. Các tổ chức, cá nhân ít khi sử dụng đến mức sâu hơn độ sâu này nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người dân.
Còn với độ sâu là 30m, được dựa trên cơ sở lựa chọn theo các tài liệu về địa chất đây là độ sâu phổ biến tới lớp đá gốc, phần dưới độ sâu này gần như không được sử dụng cho các công trình dân dụng thông thường, dưới độ sâu này chỉ có thể sử dụng cho công trình giao thông metro, các kho ngầm, công trình đặc thù... khác. Các cọc móng công trình cũng ít khi sâu quá độ sâu này. Do đó gần như không ảnh đến quyền lợi của người dân.
Phương án 2 là người sử dụng đất được quyền sử dụng không gian ngầm theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu tối đa theo quy định do UBND TP Hà Nội ban hành, phù hợp theo quy hoạch và phạm vi bảo vệ các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, công cộng ngầm theo quy hoạch.
UBND TP Hà Nội ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định độ sâu sử dụng không gian ngầm theo từng khu vực, phù hợp với điều kiện tự nhiên, hiện trạng các công trình xây dựng trên mặt đất.
Sử dụng không gian ngầm vượt giới hạn độ sâu phải đóng tiền?
Về vấn đề tài chính sử dụng không gian ngầm, tại Điều 8 dự thảo Nghị định quy định, người sử dụng đất được quyền sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất theo quy định tại nghị định này để xây dựng công trình phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tổ chức, cá nhân được phép sử dụng không gian ngầm ngoài giới hạn độ sâu theo quy định tại Nghị định để xây dựng công trình ngầm (không bao gồm phần cọc kết cấu của công trình trên mặt đất sử dụng không gian ngầm) phải trả tiền sử dụng không gian ngầm cho phần nằm ngoài giới hạn độ sâu quy định, trừ trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng không gian ngầm đối với công trình ngầm không nhằm mục đích kinh doanh, thuộc danh mục khuyến khích đầu tư xây dựng hoặc trường hợp khác do Chính phủ quy định theo pháp luật về đất đai.
Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng 6, lượng nam châm đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ tăng 7 lần so với tháng 5.
Trước tình trạng nhiều hộ dân tự ý chiếm dụng đất công để xây dựng, kinh doanh trái phép, chính quyền địa phương ở tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng...
Ngân hàng Quốc Dân (NCB) ước đạt lợi nhuận sau thuế hơn 462 tỷ đồng, cao gấp 76 lần so với cùng kỳ sau nửa đầu năm.
Giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu ý tưởng hỗ trợ 3.300 xã phường cả nước bán nông sản online.
“Chảo lửa” khu Thiên Hà - Vinhomes Golden City chính thức bùng nổ trong 2 ngày 12 - 13.7 với sự kiện ráp căn hút hàng trăm nhà đầu tư....
Tại phiên khai mạc, các nhà lãnh đạo đồng thuận thông qua Cam kết Seville nhằm thiết lập một khuôn khổ toàn diện để xử lý các thách thức tài chính hiện nay, nhất là huy động 4.000 tỷ USD cho các SDG.
Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp là tài liệu để các địa phương tham khảo trong quá trình quản lý đất đai.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 42001 dành riêng cho hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm đã được giới thiệu và phân tích chuyên sâu tại sự kiện “Bức Tường An Ninh Số – Tiêu chuẩn vận hành trung tâm dữ liệu hiện đại” do Go Solutions và LightJSC phối hợp tổ chức ngày 3/7 tại Hà Nội.
Rộn ràng mùa du lịch hè, Vietjet khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Tây An (Trung Quốc), thêm lựa chọn mới cho hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực và kiến trúc độc đáo của hai thành phố có bản sắc văn hóa, lịch sử đặc biệt của hai nước. Đường bay Hà Nội-Tây An khai trương trong sự chào đón và chúc mừng của người dân, du khách tại hai địa phương.