Bộ Nội vụ đề xuất số lượng biên chế công chức làm việc tại UBND phường ở TP.HCM được xác định theo quy mô dân số của phường.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã có tờ trình dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung một số điều của nghị định số 33/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nghị quyết 131/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM.
Theo dự thảo, biên chế cán bộ thuộc tổ chức Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở phường do UBND quận, thành phố thuộc TP.HCM quản lý, sử dụng.
Cán bộ thuộc tổ chức Đảng, ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở phường có các chức vụ gồm:
Bí thư, phó bí thư Đảng ủy; chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc; bí thư đoàn thanh niên; chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam; chủ tịch Hội Cựu chiến binh; chủ tịch Hội Nông dân (nơi có tổ chức Hội Nông dân).
Việc bầu cử chức vụ cán bộ thuộc tổ chức này được thực hiện theo quy định của Đảng, điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội và pháp luật có liên quan. Việc sử dụng, quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ này được áp dụng như công chức phường.
Bộ Nội vụ đề xuất số lượng biên chế công chức làm việc tại UBND phường ở tại TP.HCM được xác định theo quy mô dân số của phường.
Thời điểm xác định quy mô dân số của phường là ngày 31-12 của năm trước liền kề năm trình HĐND TP.HCM quyết định biên chế.
Số lượng biên chế công chức làm việc tại UBND phường ở TP.HCM được đề xuất xác định như sau:
- Phường thuộc quận có từ 15.000 dân trở xuống được tính 15 biên chế công chức; có trên 15.000 dân, cứ thêm 5.000 dân được tăng thêm 1 biên chế công chức.
- Phường thuộc thành phố có từ 7.000 dân trở xuống được tính 15 biên chế công chức; có trên 7.000 dân, cứ thêm 3.500 dân được tăng thêm 1 biên chế công chức.
UBND TP.HCM trình HĐND cùng cấp phân bổ số lượng biên chế công chức làm việc tại UBND phường của từng quận, thành phố.
Căn cứ vào số lượng biên chế công chức phường được HĐND TP.HCM phân bổ và yêu cầu, nhiệm vụ của từng phường, UBND quận, thành phố quyết định giao cụ thể số lượng biên chế công chức làm việc tại UBND từng phường trực thuộc.
Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại UBND phường thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và nghị định 138/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Với chức danh chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự phường, việc tuyển dụng, bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại Luật Dân quân tự vệ và văn bản hướng dẫn thi hành.
Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng công chức đối với trường hợp chưa phải công chức.
Đối với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch phường, trường hợp nhân sự dự kiến bổ nhiệm là người hoạt động không chuyên trách phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm.
Cạnh đó phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục tiếp nhận, bổ nhiệm quy định tại nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận công chức.
Căn cứ quy định của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức, UBND TP.HCM quyết định, điều chỉnh vị trí việc làm tại UBND phường.
Bộ Nội vụ đề xuất, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở phường được xác định theo phân loại đơn vị hành chính của phường và dân số tăng thêm so với tiêu chuẩn về quy mô dân số của phường.
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở phường được xác định như sau:
- Tính theo phân loại đơn vị hành chính của phường, gồm loại 1 có không quá 14 người, loại 2 có không quá 12 người, loại 3 có không quá 10 người.
- Tính theo dân số tăng thêm thì phường thuộc quận có trên 15.000 dân, cứ thêm 5.000 dân được tăng 1 người hoạt động không chuyên trách. Phường thuộc thành phố có trên 7.000 dân, cứ thêm 3.500 dân được tăng 1 người hoạt động không chuyên trách.
Dự thảo đề xuất người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố không quá 3 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách, và chỉ áp dụng với các chức danh bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố và trưởng ban công tác mặt trận...
Ngày 17/10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kon Plông (Kon Tum) đã ra quyết định khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 6 bị can về hành vi giết 2 con trâu của người dân rồi xẻ lấy thịt. Cụ thể: Phạm Ngọc Vinh (SN 1984), A Thương (SN 2001), Đinh Văn Quý (SN 2004), A Lê (SN 2008), A Dương (SN 2010) bị khởi tố về tội Hủy hoại tài sản; Đinh Văn Đắc (SN 1979) bị khởi tố về tội Trộm cắp tài sản. Trước đó, anh A Lấu (trú tại thôn Kon Du, xã Măng Cành,...
Chỉ trong 7 ngày ra quân, lực lượng Công an Nghệ An đã phá 76 vụ, bắt giữ 100 đối tượng tội phạm ma túy, thu giữ lượng lớn tang vật.
Ngày 26 /11, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh An Giang cho biết, đơn vị đã hoàn tất hồ sơ chuyển Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Minh Tiến (SN 1991, trú tại xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) về tội “Giết người”.
Những hài cốt liệt sĩ tìm thấy ở Campuchia và trong nước, được an táng tại nghĩa trang tỉnh An Giang, Kiên Giang, sáng 24/7.
Những ngày qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh và Bình Dương liên tiếp phát hiện và bắt giữ các vụ buôn bán, tàng trữ số lượng lớn pháo nổ không có nguồn gốc xuất xứ.
Ngày 26/4, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - Phạm Thiện Nghĩa ký công văn yêu cầu chấn chỉnh quản lý về khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là khai thác cát.
Chiều 31.7, ông Đặng Văn Chinh - Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai ( Lâm Đồng ) - thông tin liên quan đến chủ vườn sầu...
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau bắt khẩn cấp Nguyễn Trí Cường – một trong hai nghi phạm trộm vàng tại nhà Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện U Minh.
Nhiều đoạn lan can bảo vệ hai bên bờ sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ... đang trong tình trạng hư hỏng, nghiêng đổ, xuống cấp nghiêm trọng, cột sắt hoen gỉ. Thậm chí có nơi chỉ gia cố tạm bằng dây buộc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.