TPO - Thời gian qua, nhiều cán bộ, lãnh đạo liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp đã bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn còn diễn biến phức tạp.
Ngày 4/4, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có báo cáo với Đoàn công tác do ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương dẫn đầu, kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
Theo báo cáo, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư, nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong quản lý bảo vệ rừng được nâng cao, góp phần quan trọng phát triển KT-XH, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng địa phương.
Toàn cảnh buổi làm việc của đoàn công tác do ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương với Tỉnh uỷ Đắk Lắk sáng 4/4 |
Từ năm 2017 đến nay, các cơ quan chức năng tại Đắk Lắk đã phát hiện, tiếp nhận, lập hồ sơ xử lý hơn 6.500 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, xử lý hành chính hơn 6.100 vụ, lập hồ sơ đề nghị xử lý hình sự 98 vụ với 57 đối tượng.
So với giai đoạn 2012-2016, số vụ vi phạm giảm hơn 44%. Công tác trồng rừng đã có nhiều kết quả khả quan, sau 5 năm, toàn tỉnh trồng được hơn 12.400 ha.
Giai đoạn qua, Đắk Lắk đã kiểm điểm, phê bình nhiều tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Theo đó, 1 Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình; 1 Phó Giám đốc Sở bị khiển trách; kiểm điểm, rút kinh nghiệm 1 Phó Giám đốc Sở và 9 người đứng đầu các công ty lâm nghiệp để xảy ra vi phạm pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn quản lý; buộc thôi việc 2 trường hợp, cảnh cáo 15 trường hợp, khiển trách 22 trường hợp; hạ ngạch và hạ bậc lương 4 trường hợp, kiểm điểm 2 tập thể, 4 cá nhân.
Đối với xử lý hình sự, lực lượng Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 9 bị can, trong đó có Giám đốc, Phó giám đốc Công ty lâm nghiệp vì vi phạm thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai Chỉ thị số 13/2017, Đắk Lắk cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc như: Cấp uỷ chính quyền một số nơi chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng; Một số chủ rừng năng lực còn hạn chế; Tình trạng lấn chiếm đất rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép còn diễn biến phức tạp; Hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp sau sắp xếp chưa cao…
Tại buổi làm việc, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã đề nghị đoàn công tác kiến nghị Trung ương quan tâm giải quyết một số nội dung như: Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách lâm nghiệp đặc thù vùng Tây Nguyên; Sớm bổ sung, hoàn thiện ban hành các cơ chế chính sách về quản lý đất đai, tài nguyên rừng, giải quyết các vướng mắc liên quan đến chuyển đổi rừng, cải tạo rừng; Ban hành tiêu chí đánh giá phân loại chất lượng rừng; Nâng mức hỗ trợ cho công tác bảo vệ phát triển rừng để người dân, doanh nghiệp yên tâm gắn bó với nghề rừng.
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, phát biểu tại buổi làm việc |
Tại buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng theo Chỉ thị số 13/2017 của Ban Bí thư. Trong đó cần quan tâm hơn nữa đến vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong các vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về rừng.
Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Đắk Lắk cần thực hiện nghiêm túc việc rà soát, đánh giá đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có những đánh giá, dự báo tình hình thời gian tới, nhận diện những thách thức và nguy cơ trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững theo các chứng nhận chuẩn quốc tế, tín chỉ cacbon…Đặc biệt, với những lợi thế về diện tích rừng tự nhiên, đa dạng sinh học, đa dạng văn hoá, Đắk Lắk hoàn toàn có thể hướng đến phát triển kinh tế bền vững từ rừng.
Đọc bài gốc tại đây.
Dự án 2,7km vành đai 2 TP.HCM đình trệ nhiều năm vừa được TP.HCM phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi.
TAND Tối cao muốn 'thắt chặt' việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa nhưng Hội Nhà báo đề nghị đảm bảo quyền tác nghiệp của phóng viên để nâng cao chuẩn mực xét xử, giảm oan sai.
Sáng 4/8, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Lâm Đồng cùng cơ quan chức năng TP Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai tiếp tục hỗ trợ di dời tài sản và sơ tán người dân đến nơi an toàn sau khi xảy ra lũ quét cục bộ, ngập lụt, sạt lở… Trước đó, mưa lớn kéo dài từ 23h ngày 3 đến rạng sáng 4/8 khiến nhiều khu vực tại TP Bảo Lộc bị ngập cục bộ, sạt lở và sụt lún đường giao thông. Tuyến đường tránh phía Nam TP Bảo Lộc bị sụt lún, sạt trượt, nứt toác một số đoạn thuộc...
Trung tá Đỗ Thị Hiếu đại diện cho 4 sĩ quan phát biểu tại lễ trao Quyết định. (Video: Nguyễn Minh) Chiều 10/12, tại Hà Nội, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (Tổ phó Tổ công tác liên ngành, Phó trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc) đã chủ trì lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước đối với 4 sĩ quan. Theo đó, các sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ đợt này gồm: Trung tá...
Đại biểu tranh luận về việc có nên hay không quy định cứng tách vụ án giữa người lớn và người chưa thành niên trong cùng vụ án thành các vụ án khác nhau.
Một người đàn ông ở Quảng Nam liều lĩnh leo lên trạm biến áp để cắt trộm cáp điện, sau đó bị phóng điện dẫn đến bỏng nặng.
Sáng nay (29/7), Kon Tum lại liên tiếp xảy ra 11 trận động đất liên tiếp, nối dài vào 21 trận động đất xảy ra vào hôm qua tại đây. Trung bình cứ mỗi giờ, nơi đây lại hứng chịu hơn 1 trận động đất.
Cách đây vài ngày, một phụ nữ có tuổi sống ở thành phố Hải Ninh, thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc nhặt được chiếc điện thoại di động. Sau khi liên lạc được với chủ nhân chiếc điện thoại, bà đòi tiền chuộc là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,4 triệu đồng). Vì giá trị chiếc điện thoại chỉ 800 nhân dân tệ (khoảng 2,7 triệu đồng) nên người chủ thương thảo với người phụ nữ, nói rằng sẽ gửi cảm ơn bà nhưng số tiền không thể quá nhiều. Nghe vậy,...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định trước sau như một, Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam-Lào.