Trong 17 người bị đề nghị truy tố giai đoạn 2 vụ chuyến bay giải cứu, Trần Tùng - cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên bị cáo buộc 2 tội danh.
Ngày 2.10, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Nhận hối lộ; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố và đề nghị truy tố bị can về các tội danh này.
Trong đó bị can Trần Tùng (46 tuổi) - cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên - bị đề nghị truy tố về hai tội danh gồm “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
5 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi “Nhận hối lộ” gồm: Trần Thị Quyên (38 tuổi) - Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt; Lê Thị Phượng (55 tuổi) - nguyên chuyên viên Phòng khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương; Nguyễn Văn Văn (59 tuổi) - nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam; Lê Ngọc Tường (45 tuổi) - nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam; Nguyễn Mạnh Trường (44 tuổi) - nguyên chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT);
10 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi “Đưa hối lộ” gồm: Vũ Hồng Quang (48 tuổi) - nguyên Phó Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT; Trần Thanh Nhã (33 tuổi); Vũ Hoàng Dũng (37 tuổi)...;
Bị can Nguyễn Xuân Thông (49 tuổi) - cựu cán bộ công an, bị đề nghị truy tố về hành vi “Che giấu tội phạm”.
Tại giai đoạn 2 vụ án chuyến bay giải cứu, ông Trần Tùng bị cáo buộc có hành vi nhận hối lộ 4,4 tỉ đồng để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cách ly y tế đối với 3 chuyến bay.
Bị can Trần Tùng còn lợi dụng chức vụ quyền hạn, làm trái công vụ, hưởng lợi bất chính hơn 3,2 tỉ đồng để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cách ly y tế với 5 chuyến bay khác.
Bị can Lê Thị Phượng bị cáo buộc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thỏa thuận nhận hối lộ 650 triệu đồng để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Hải Dương ban hành 2 công văn chấp thuận cách ly y tế cho Công ty Sora và Công ty Biển Bạc.
Tại Quảng Nam, các bị can Nguyễn Văn Văn và Lê Ngọc Tường cùng bị cáo buộc trục lợi rồi thực hiện theo đề nghị của Nguyễn Thị Thanh Hằng trong việc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam ban hành chủ trương chấp thuận tiếp nhận công dân về cách ly y tế tại Quảng Nam cho Công ty Blue Sky của Hằng.
Các bị can khác trong vụ án có hành vi đưa, nhận hối lộ để được cấp phép các chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo.
Cơ quan An ninh điều tra nhận định đây là vụ án tham nhũng, chức vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp (giai đoạn 2 vụ án tại Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao) được lãnh đạo các cấp, ban ngành và dư luận đặc biệt quan tâm.
Hành vi của các bị can đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước đối với việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trong hoàn cảnh đặc biệt người dân bị mắc kẹt trong đại dịch COVID-19 cần đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng nói riêng; Xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, che giấu hành vi phạm tội, gây cản trở quá trình điều tra; làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ.
Tại giai đoạn 1 của vụ án chuyến bay giải cứu, bản án thể hiện, các bị cáo lợi dụng việc cấp phép các chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước tránh dịch COVID-19 để trục lợi.
Có 25 người bị cáo buộc nhận hối lộ gần 167 tỉ đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại trên 10 tỉ đồng. Ngoài ra, 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đưa hối lộ tổng số tiền trên 226 tỉ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ tổng số tiền hơn 74 tỉ đồng và lừa đảo 24,5 tỉ đồng.
Đất nước đang thiếu những thiết chế văn hóa, thể thao hiện đại, có thể trở thành biểu tượng văn hóa, theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Sau 12 tiếng công bố số điện thoại đường dây nóng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tiếp nhận hơn 100 cuộc gọi, hơn 100 tin nhắn phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân.
Tối 14/1, trả lời PV VTC News, Thượng tá Phan Ngọc Tố, Trưởng công an huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Thị Ngọc Minh (23 tuổi, trú xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên) về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trước đó, như VTC News đã đưa tin, lúc 1h40 ngày 14/1, Phan Thị Ngọc Minh (SN 2001, ở Hà Tĩnh) điều khiển ô tô con 38A- 516.xx, khi tới xã Cẩm Quang,...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, số hóa các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số...
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Đắk Lắk có nội dung đề cập đến hành động dũng cảm của 4 thanh niên đập tường cứu người trong vụ cháy Trung Kính, Hà Nội.
Theo luật sư Nguyễn Sỹ Thông - Đoàn Luật sư TP.HCM, chạy xe quá tốc độ là một trong những vi phạm phổ biến nhất của phần đông người tham gia giao thông, khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông. Mức phạt đối với hành vi chạy xe máy quá tốc độ được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, một số điều được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến...
Vũ Văn Tuấn và Đào Văn Lập từng bị phạt tiền vì dùng chất tăng trưởng 6-Benzylaminopurine làm giá đỗ, có thể gây ngộ độc cấp tính, nhưng tái phạm.
Ngày 22.3, Công an tỉnh Thanh Hóa cho hay, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện và phá một đường dây chuyên mua, bán vũ khí quân dụng liên tỉnh với quy mô lớn.
Quảng Trị - Từ khi có tình trạng lợn chết bị vứt ở một số địa điểm, người dân lo ngại, hạn chế mua thịt lợn về ăn vì cho...