TPO - Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) yêu cầu các doanh nghiệp đề nghị các đối tác có sử dụng lao động Việt Nam trên các tàu vận tải tránh xa các tuyến hàng hải mất an ninh, an toàn tại khu vực Trung Đông - Châu Phi.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thời gian qua, tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông gia tăng, đặc biệt tại các vùng biển gần khu vực Trung Đông - Châu Phi (Biển Đỏ). Có vụ việc đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của thuyền viên Việt Nam.
Hiện, truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin lực lượng Houthi tuyên bố thời gian tới sẽ tấn công cả những tàu hàng đi qua Ấn Độ Dương (khu vực Nam Á) đến Mũi Hảo Vọng (Châu Phi). Do đó, tình hình mất an ninh, an toàn hàng hải không chỉ giới hạn ở khu vực Trung Đông mà có thể lan sang khu vực Nam Á và Châu Phi.
Cán bộ lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập (ở giữa) và các thuyền viên Việt Nam có mặt trên tàu True Confidence |
Để đảm bảo an ninh, an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải quốc tế, ngày 27/3, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp làm việc với các đối tác, chủ tàu có người lao động Việt Nam làm việc về nguy cơ mất an ninh, an toàn nêu trên; phổ biến tình hình để người lao động cân nhắc làm việc trên các tàu vận tải đi qua các tuyến hàng hải trên.
Các doanh nghiệp cần yêu cầu đối tác có sử dụng lao động Việt Nam trên các tàu vận tải tránh xa các tuyến hàng hải mất an ninh, an toàn trong thời điểm hiện nay, hoặc tạm dừng cho đến khi tình hình an ninh, an toàn được đảm bảo; thường xuyên nắm bắt tình hình người lao động đang làm việc ở nước ngoài trên các tàu vận tải. Trong trường hợp phát sinh vụ việc, các doanh nghiệp cần tích cực phối hợp với đối tác, chủ tàu và các bên liên quan; báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước để được hỗ trợ xử lý.
Trước đó, ngày 6/3, lực lượng Houthi đã tấn công tàu True Confidence. Thời điểm đó, trên tàu có 4 thuyền viên người Việt Nam có mặt, trong đó 1 thuyền viên tử vong.
Video: Cận cảnh đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc được khởi công tháng 7/2019, dự kiến hoàn thành năm 2021 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Tổng số vốn đầu tư của dự án khoảng 1.500 tỷ đồng . Đây là công trình thủy lợi kết hợp giao thông, mục tiêu chính là dâng nước trên sông Trà Khúc, đoạn thuộc TP Quảng Ngãi. Công trình có kết cấu gồm cống ngăn sông với 19...
Bà Rịa - Vũng Tàu phải phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn trong vùng và cả nước...
Khu đất này được xem là 'đất vàng' tại quận 5 khi có ba mặt tiền đường Trần Phú - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tôn. Mục đích khu đất này để xây dựng cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, căn hộ cao cấp. Trước đó, ngày 19/1/2005, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thừa ủy quyền Chủ tịch UBND TP HCM cấp cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt N...
Chiều tối 14/3, tại Hậu Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Chính phủ có cuộc làm việc với các bộ, ngành và địa phương vùng ĐBSCL về nguồn vật liệu phục vụ các dự án hạ tầng giao thông đường bộ trọng điểm trên địa bàn.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.
Gia đình ông Đỗ Thành Hưng (Phường 1, thành phố Bạc Liêu) đã đồng ý, tự nguyện tháo dỡ các công trình, cây xanh… bàn giao mặt bằng triển khai thi công hoàn thành tuyến đường Võ Văn Kiệt.
Quảng Ngãi - Những ngày này, thương lái từ khắp nơi trên cả nước đổ về làng trồng hoa cúc Tết lớn nhất miền Trung ở xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa...
Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây) cho biết đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan huy động máy móc, nhân lực khắc phục những tồn tại, sai phạm tại 2 dự án cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi vật liệu san lấp ở xã Suối Cát và xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tại dự án cải tạo đất ở xã Suối Cát, nhà thầu đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm và đang thi công, xử lý các mái dốc ta luy thẳng...
Khi nhìn về viễn cảnh sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nông dân Ukraine trông chờ vào tương lai trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU), được bán hàng hóa tự do trên thị trường chung của khối. Nhưng một 'hòn đá tảng' đang ngăn cản điều này.